Trong bối cảnh ngày nay, ngành công nghiệp đóng gói đang ngày càng phát triển và đòi hỏi sự chính xác, hiệu quả cao. Theo đó, kỹ thuật cấn bế và bổ chạp hộp giấy đóng vai trò quan trọng, mang lại nhiều ưu điểm, từ tính thẩm mỹ cho đến khả năng bảo vệ sản phẩm. Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết về 2 kỹ thuật này, hãy tham khảo nội dung mà Hupuna chia sẻ dưới đây nhé.
Kỹ thuật cấn bế
Cấn bế là một phương pháp được áp dụng rộng rãi trong quá trình sản xuất hộp carton. Ngày nay, để tạo ra các sản phẩm hình dạng độc đáo và tinh tế, các đơn vị sản xuất thường ưu tiên sử dụng kỹ thuật cấn bế.
Cấn bế là gì?
Cấn bế là một phần quan trọng trong quy trình sản xuất bao bì carton. Trong công đoạn này, kỹ thuật viên thực hiện việc dập, tạo hình, cắt các đường cong cũng như đường viền của sản phẩm theo các thiết kế đã được xác định để tạo ra bao bì hoàn chỉnh theo yêu cầu.
Tùy thuộc vào chất liệu in của sản phẩm, kỹ thuật viên sẽ điều chỉnh các chi tiết đảm bảo độ sắc nét, rõ ràng của những đường nét được thể hiện. Công đoạn cấn bế không chỉ giúp điều chỉnh giấy in mà còn tạo hình cho sản phẩm. Đồng thời, tạo ra các chi tiết cắt tỉ mỉ, đường cong, đường viền chính xác, đảm bảo sản phẩm cuối cùng sẽ đạt giá trị thẩm mỹ cao.
Thông thường, trong quy trình cấn bế hộp carton, việc tạo khuôn đóng vai trò quan trọng trong việc định hình sản phẩm theo mong muốn và mang đến các đường gập, nếp gấp như bản thiết kế ban đầu.
Khuôn bế là gì?
Khuôn bế là một loại khuôn được sử dụng trong quá trình sản xuất các sản phẩm cuối cùng. Khuôn này thường được kết hợp với một tấm ván có độ dày khoảng 18mm cùng lưỡi dao cấn để tạo ra các đường cắt và gấp linh hoạt.
Trong ngành công nghiệp in ấn, khuôn bế hộp giấy được ứng dụng phổ biến để tạo ra đa dạng sản phẩm đáp ứng theo nhu cầu, sở thích của doanh nghiệp.
Ưu điểm của khuôn bế
Để tạo ra những chiếc hộp giấy tăng giá trị thẩm mỹ cao thì không thể thiếu kỹ thuật cấn bế trong quá trình sản xuất. Kỹ thuật này hội tụ một số những ưu điểm sau:
- Thuận tiện trong việc điều chỉnh tốc độ cắt phù hợp với từng giai đoạn sản xuất, giúp người dùng dễ dàng kiểm soát quy trình.
- Tạo ra sản phẩm in ấn đồng bộ, có tính thẩm mỹ cao và đảm bảo sự chuyên nghiệp. Do đó, gây ấn tượng mạnh với khách hàng tiềm năng.
- Các sản phẩm đạt chất lượng, đảm bảo các yêu cầu của khách hàng đưa ra.
- Quá trình sử dụng khuôn bế diễn ra đơn giản, nhanh chóng, giúp tăng cường hiệu suất sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp.
Máy bế giấy
Máy bế giấy là một thiết bị chuyên dụng trong lĩnh vực in ấn, được thiết kế đặc biệt để thực hiện quá trình bế giấy. Trong bối cảnh nhu cầu công nghiệp ngày càng tăng, các máy bế giấy hiện đại đã phát triển thành nhiều loại khác nhau nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu sản xuất.
Máy bế giấy đặt tay
Máy bế giấy thủ công này là loại máy được vận hành thông qua việc đặt tờ giấy đã in sẵn nội dung (hoặc các loại giấy khác) trực tiếp lên máy đã gắn khuôn. Tiếp theo, máy bế sẽ tạo áp lực để cắt đứt hoặc đường gân, tạo hình cho sản phẩm theo yêu cầu trước đó của khách hàng.
Ưu điểm của máy:
- Chi phí đầu tư thấp: Máy bế giấy đặt tay thường có chi phí đầu tư ban đầu không quá cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mới Startup.
- Đa dạng kích thước máy: Có sẵn nhiều kích thước máy phục vụ nhu cầu đa dạng của người sử dụng giúp họ dễ dàng lựa chọn loại máy phù hợp.
- Chức năng nâng cao: Máy này có nhiều chức năng, trong đó nổi bật là khả năng chỉnh kích thước khuôn nhanh chóng và sử dụng đơn giản, phù hợp cho cả những người thợ mới.
- Dễ dàng sửa chữa, thay thế linh kiện: Máy bế giấy này dễ dàng sửa chữa và thay thế linh kiện giúp quá trình bảo dưỡng máy trở nên thuận tiện.
- Độ bền và an toàn cao: Máy có độ bền cao, đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành và mức giá làm khuôn đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Tốc độ trung bình: Với tốc độ khoảng 1000 tờ/giờ, máy này đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất trung bình.
Nhược điểm: Đối với sản lượng hàng hóa lớn và cùng một kích thước sản phẩm, máy này không thể hoạt động nhanh chóng như máy bế giấy tự động.
Máy bế tròn
Máy bế tròn hay còn được gọi là máy bế hộp dạng lăn, thường xuất hiện phổ biến trong các nhà máy sản xuất thùng carton đa lớp, chẳng hạn như thùng carton 5, 7 lớp, đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng loạt. Tương tự như các máy bế truyền thống, máy bế tròn sử dụng khuôn bế với dao được bố trí trên trục lăn tạo áp lực để cắt tấm carton.
Ưu điểm của máy bế tròn:
- Tốc độ sản xuất nhanh: Máy bế giấy dạng lăn thường có tốc độ nhanh, sản xuất lượng lớn sản phẩm trong thời gian ngắn. Điều này làm cho thiết bị trở thành lựa chọn lý tưởng trong sản xuất thùng carton đa lớp với số lượng lớn.
- Tích hợp tốt với dòng máy in Flexo: Máy này tương thích tốt với dòng máy in Flexo, thùng carton góp phần tạo ra một tổ hợp hiệu quả trong quy trình sản xuất.
Nhược điểm:
- Chi phí khuôn bế cao: Dựa vào kích cỡ và độ khó của khuôn sẽ có mức giá khá cao, theo đó, dao động trong khoảng từ 10.000.000 VND đến 30.000.000 VND. Do đó, dòng máy này khó đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp trên thị trường.
- Khả năng sản xuất hạn chế: Máy bế hộp dạng lăn không phù hợp cho các đơn hàng đặt số lượng nhỏ do chi phí cao và độ phức tạp của quá trình sản xuất.
Máy tự động dạng phẳng
Máy bế giấy này có nguyên lý hoạt động được tự động hóa hoàn toàn. Theo đó, chỉ cần bố trí khuôn bế dạng phẳng đặt lên máy kết hợp điều chỉnh phần đầu hút giấy để sắp xếp chồng giấy cao 1,6 m và điều chỉnh phần tay kê là máy có thể hoạt động với vận tốc khoảng 7000 tờ/giờ.
Máy bế giấy tự động dạng phẳng thực hiện phương pháp dập từ trên xuống, áp dụng áp lực lên giấy với mức khoảng 300 tấn. Sau khi dập và bế, máy tự động kéo dòng sản phẩm ra, đồng thời, xếp chúng thành cây thành phẩm tại cuối máy. Công nhân chỉ cần thực hiện thao tác lấy thành phẩm đã được bế ra để chuyển sang các công đoạn tiếp theo. Điều này giúp tăng cường tính tự động hóa, hiệu suất trong quy trình sản xuất và giảm bớt công việc thủ công.
Ưu điểm máy bế tự động dạng phẳng
Máy bế giấy tự động phẳng là một trong những lựa chọn hiện đại hiện nay và đặc biệt được ưa chuộng trong ngành in ấn bao bì chuyên nghiệp. Dòng máy bế tự động này có các ưu điểm nổi bật sau:
- Thiết bị hiện đại, tiên tiến: Máy bế giấy tự động phẳng đại diện cho xu hướng công nghiệp hiện đại, tích hợp những công nghệ tiên tiến giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất.
- Dễ vận hành: Kết cấu của máy được thiết kế dễ vận hành, giảm thiểu các vấn đề kỹ thuật phức tạp, giúp người dùng có thể thao tác một cách thuận lợi.
- An toàn và bền bỉ: Với kết cấu chất lượng góp phần mang đến môi trường làm việc an toàn cho người lao động. Đồng thời, tính bền bỉ của máy giúp nâng cao độ ổn định trong quá trình sử dụng.
- Năng suất cao: Máy bế giấy tự động phẳng mang lại năng suất cao giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất và đáp ứng nhanh chóng những yêu cầu của thị trường.
- Sản phẩm đẹp và đạt chuẩn: Mang đến sản phẩm chất lượng cao, đạt chuẩn và có tính thẩm mỹ, phù hợp với yêu cầu chất lượng của khách hàng.
Nhược điểm:
Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, máy bế giấy tự động dạng phẳng còn tồn tại không ít những hạn chế sau:
- Chi phí đầu tư cao: Máy bế giấy tự động phẳng yêu cầu đầu tư ban đầu lớn do tính năng và công nghệ tiên tiến, làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp.
- Không thích hợp với đơn hàng đặt số lượng thấp: Với chi phí và quy mô lớn, máy này không phù hợp cho các cơ sở có nhu cầu sản xuất với số lượng ít.
- Chiếm diện tích lớn: Với kích thước lớn, máy bế giấy chiếm diện tích không gian lớn, không thích hợp cho các đơn vị công ty quy mô xưởng sản xuất nhỏ, diện tích hạn chế.
Quy trình tạo khuôn bế cho máy bế giấy đặt tay và tự động
Quy trình tạo khuôn bế cho máy bế giấy đặt tay và tự động thường bao gồm nhiều bước khác nhau. Dưới đây là về các bước thực hiện cụ thể của 2 loại máy này:
Quy trình tạo khuôn bế cho máy bế giấy đặt tay
Quá trình bế tay dành cho những sản phẩm khó, phức tạp, yêu cầu độ chính xác cao nên mất nhiều thời gian trong việc vừa quan sát vừa kiểm tra từng tờ (tấm/phôi) giấy và nguồn nhân lực khi sản xuất.
Để tạo ra khuôn bế cho giấy carton, đơn vị sản xuất cần sử dụng một loạt công cụ cần thiết, bao gồm nguyên liệu sắt, thép, máy xay sắt, máy uốn sắt, bộ máy vam, máy cắt lọc,… Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị các công cụ, quy trình tại Hupuna được thực hiện với các bước như sau:
Tạo đường cắt
Sử dụng máy cắt lọng để tạo ra các đường cắt linh hoạt. Những đường cắt này sẽ có khả năng cắt vật liệu thành các kích thước khác nhau, phù hợp với yêu cầu sử dụng.
Uốn dao bế
Tiếp theo, sử dụng máy uốn, bộ vam tạo hình cho những đường cắt đã được tạo ra trước đó. Các họa tiết có trong bản vẽ, ví dụ như: Trái tim, ngôi sao, hình tròn, hoa, lá,… được tạo ra trong quá trình này.
Vẽ định hình
Vẽ định hình cũng là một trong những bước quan trọng trong quy trình lên khuôn bế giấy. Theo đó, mọi người có thể thực hiện thông qua một trong hai phương pháp sau:
Cách 1: Vẽ trực tiếp trên khuôn gỗ
Cách này vẽ trực tiếp lên khuôn gỗ và đòi hỏi tính nghệ thuật dưới đôi bàn tay khéo léo của người thợ để tạo thành sản phẩm mang đậm dấu ấn riêng và sự độc đáo.
Cách 2: Dùng phần mềm
Sử dụng phần mềm vẽ chuyên nghiệp để tạo hình cho khuôn bế, sau đó, in ra để tiến hành công đoạn gia công. Phương pháp này mang lại độ chính xác và tính chuyên nghiệp cho quá trình định hình.
Hoàn thiện khuôn bế
Sau khi có đủ đường lưỡi dao cần thiết và hoàn thành việc định hình theo bản vẽ, các phần sẽ được ghép lại và áp dụng lên khuôn gỗ dày. Kết quả là tạo ra một khuôn bế hoàn thiện, sẵn sàng cho quá trình sản xuất.
Thực hiện công đoạn bế thử
Trong quá trình tạo khuôn có thể sẽ gặp một số lỗi: Lắp dao bế giấy không chuẩn; Khuôn bế không đều hoặc do nhiều tác động khác mà phôi giấy khi được cắt không đều, còn sót lại sơ (phôi giấy không được đứt hoàn chỉnh tại các vị trí cần cắt đứt).
Do đó, ở bước này, các kỹ thuật viên có kỹ năng, kinh nghiệm trong đơn vị sẽ thực hiện công đoạn bế thử mẫu để kiểm tra từng chi tiết trong hộp mẫu. Chẳng hạn: Kỹ thuật viên chọn một tờ giấy đẹp để lấy gân, lấy đường chỉ. Theo đó, dùng băng dính 2 mặt cố định hai đầu và bật máy dập 1 lần.
Kiểm tra khuôn
Sau khi bế thử, kỹ thuật viên sẽ tiếp tục kiểm tra độ chính xác của khuôn, đảm bảo các góc cắt đồng nhất và đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng. Trong trường hợp hộp bóc ra bị sơ các đường cắt, người thợ sẽ dán thêm decal đúng vị trí lỗi trên khuôn và thử với tấm giấy khác. Quá trình này được thực hiện lặp lại cho đến khi có được bản cắt đồng đều và đứt đúng chi tiết tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Sử dụng khuôn cắt
Trong bước này, người thợ sẽ sử dụng khuôn bế cắt thùng giấy. Họ đặt tấm bìa carton lên mặt sau và sử dụng lực để thực hiện quá trình cắt theo yêu cầu, tạo ra các loại thùng carton có kích thước, kiểu dáng chính xác.
Quy trình công nghệ chế tạo khuôn bế
Công nghệ chế tạo khuôn bế đang trở nên phổ biến trong ngành sản xuất hộp giấy. Bế tự động phù hợp cho những sản phẩm đơn giản và không phức tạp. Quy trình sản xuất khuôn bế hộp giấy bao gồm các bước sau:
Bước 1: Lên ý tưởng và thiết kế file
Để bắt đầu quá trình sản xuất khuôn bế hộp giấy, điều quan trọng là phải lên ý tưởng và thiết kế file chứa đầy đủ thông số như: Kích thước, đường đứt, đường cấn,… Các dữ liệu này thường được nhập vào và thiết kế bằng phần mềm hỗ trợ như Ariston CAD, AutoCAD.
Sau khi hoàn thành file thiết kế, kỹ thuật viên có thể in ra bằng cách sử dụng phim hoặc in trên giấy để kiểm tra về mức độ phù hợp. Tiếp theo, thông số được nhập vào máy cắt laser để chuẩn bị cho bước tiếp theo.
Bước 2: Cắt laser để bế hộp giấy
Vật liệu sử dụng cho quá trình này là một tấm ván gỗ. Việc chuẩn bị một tấm ván gỗ có độ dày phù hợp với chiều cao của dao là quan trọng. Thông thường, kích thước của ván gỗ thường nằm trong khoảng 20mm, phù hợp cho độ cao của dao là 23.8 mm và dao cắt đường gân là 23.5 mm.
Sau đó, điều chỉnh tiêu cự và góc toạ độ của máy để thực hiện theo hệ trục 3D xyz.
Bước 3: Uốn dao bế
Quá trình uốn dao bế là một thao tác tự động hoàn toàn, được thực hiện bởi hệ thống máy móc tiên tiến. Máy sẽ tự động uốn dao bế theo bản vẽ đã được thiết kế. Sau đó, người thợ sẽ đóng dao bế vào tấm ván gỗ đã được cắt laser.
Bước 4: Kiểm tra khuôn
Khâu kiểm tra khuôn đóng vai trò quan trọng trong quy trình sản xuất. Sau khi khuôn bế đã được chế tạo hoàn chỉnh, quá trình kiểm tra cần đảm bảo sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chí mà cả khách hàng và nhà sản xuất đều mong đợi. Nếu sản phẩm đạt chất lượng, khuôn sẽ được gắn vào máy bế hộp để bắt đầu giai đoạn sản xuất. Trong trường hợp sản phẩm không đạt chất lượng hoặc không đáp ứng yêu cầu, quy trình làm lại sẽ được thực hiện cho đến khi sản phẩm đạt chất lượng cao.
Ứng dụng của kỹ thuật cấn bế trong sản xuất hộp giấy
Kỹ thuật cấn bế đóng một vai trò quan trọng và đa dạng trong việc sản xuất bao bì giấy, mang lại sự tiện lợi cũng như chất lượng cho cuộc sống. Dưới đây là các loại hộp được nhiều doanh nghiệp ứng dụng phổ biến kỹ thuật cấn bế:
Hộp đựng sản phẩm
Tạo ra các loại hộp đựng sản phẩm như hộp bánh kẹo, hộp quà tặng, hộp mỹ phẩm, hộp điện thoại di động. Cấn bế được áp dụng để tạo kiểu dáng và kích thước phù hợp với sản phẩm.
Nhãn dán
Sử dụng phương pháp cán bế trong sản xuất nhãn dán sản phẩm, được áp dụng lên hộp để cung cấp thông tin về thương hiệu, thành phần, hướng dẫn sử dụng.
Bao bì thực phẩm
Trong ngành công nghiệp thực phẩm, giấy carton thường được sử dụng để tạo ra bao bì cho các sản phẩm như hộp pizza, hộp mì, hộp thức ăn nhanh. Quá trình cấn bế giấy giúp cố định hình dạng và kích thước theo mẫu thiết kế.
Bao bì đồ chơi và quà tặng
Kỹ thuật cấn bế còn được ứng dụng nhiều trong sản xuất bao bì cho đồ chơi và quà tặng. Theo đó, các sản phẩm – hàng hóa đặc biệt có thể được đóng gói trong các hộp giấy với thiết kế độc đáo, tạo sự ấn tượng và gia tăng giá trị cho sản phẩm.
Một vài lưu ý khi lên khuôn bế
Khi làm khuôn bế trong quá trình sản xuất hộp giấy, có một số lưu ý quan trọng cần xem xét để đảm bảo hiệu suất và chất lượng cao. Cụ thể:
Chất liệu cho khuôn bế
Chọn lựa chất liệu cho khuôn bế hộp giấy là một quá trình quan trọng để đảm bảo độ bền, độ chính xác của khuôn. Thép không gỉ và nhôm thường là những lựa chọn phổ biến do tuổi thọ kéo dài, khả năng chịu áp lực cao, chống trượt và mài mòn hiệu quả.
Thiết kế khuôn bế
Thực hiện thiết kế khuôn bế cần được tiến hành một cách cẩn thận để đảm bảo sự chính xác và chất lượng của hộp giấy sản xuất. Việc xem xét các yếu tố như hình dạng, kích thước, góc cắt,… là điều quan trọng để đảm bảo sự hoàn thiện của sản phẩm cuối cùng.
Kiểm tra độ bén của lưỡi dao
Đảm bảo lưỡi dao trên khuôn bế luôn được vệ sinh thường xuyên và còn độ sắc bén cao để giúp cắt giấy một cách sạch sẽ và chính xác.
Kiểm tra áp lực cắt
Kiểm tra và điều chỉnh áp lực cắt trên máy bế để đảm bảo quá trình cắt diễn ra một cách chính xác và hiệu quả cho sản phẩm hộp giấy.
Bảo dưỡng định kỳ
Thực hiện bảo dưỡng định kỳ cho khuôn bế thông qua việc làm sạch, bôi trơn và thay thế các linh kiện hao mòn để giữ cho chúng trong tình trạng hoạt động tốt.
Kiểm tra sản phẩm thường xuyên
Thực hiện kiểm tra thường xuyên cho sản phẩm, nếu có bất kỳ vấn đề nào xuất hiện trong quá trình sản xuất, hãy điều chỉnh kịp thời để tránh ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu suất.
Một số loại hộp nên sử dụng kỹ thuật cấn bế
Trong quá trình sản xuất hộp giấy, việc cấn bế là một phương pháp quan trọng để tạo ra các chi tiết phức tạp và đạt được hiệu quả cao. Dưới đây là một số trường hợp nên áp dụng công nghệ này:
Hộp kích thước không có sẵn
Khi khách hàng yêu cầu về kích thước hộp không nằm trong danh mục có sẵn, quá trình cấn bế là lựa chọn lý tưởng để hoàn thiện sản phẩm đáp ứng các tiêu chí đưa ra.
Hộp nắp đối với chiều cao nhỏ hơn 6-7 cm
Trong trường hợp hộp nắp đối có chiều cao của nắp dưới 6-7 cm, quy trình cấn bế là quan trọng để đảm bảo độ bền và duy trì tính thẩm mỹ của sản phẩm.
Hộp nắp gài không có sẵn
Khi khách hàng yêu cầu một kiểu hộp giấy có nắp gài đặc biệt và không có sẵn trong danh mục sản phẩm tiêu chuẩn, quy trình cấn bế giúp tạo ra các đường cắt chính xác và chi tiết để hộp có thể được gấp và đóng mở một cách dễ dàng.
Yêu cầu thiết kế đặc biệt
Khi khách hàng yêu cầu các chi tiết thiết kế đặc biệt như các cạnh uốn cong, đường cắt phức tạp, quá trình cấn bế là không thể thiếu để đáp ứng đầy đủ yêu cầu sáng tạo của họ.
Trong những trường hợp sản xuất hộp giấy có độ phức tạp cao, chẳng hạn như hộp có nhiều ngăn hoặc hình dạng đặc biệt, lựa chọn kỹ thuật cấn bế góp phần đảm bảo độ chính xác và đồng đều trong sản phẩm cuối cùng.
Chi phí làm khuôn
Chi phí để sản xuất khuôn bế phụ thuộc vào độ phức tạp của sản phẩm cuối cùng. Thông thường, các sản phẩm in offset hoặc có cấu trúc hộp phức tạp sẽ có chi phí làm khuôn bế cao hơn.
Bên cạnh đó, giá thành cũng phụ thuộc vào kích thước của hộp/thùng giấy, kiểu dáng, cấu trúc hộp. Đối với các sản phẩm có độ phức tạp thấp, chi phí làm khuôn bế phù hợp với nhiều doanh nghiệp trên thị trường. Nếu muốn có thông tin chính xác tại thời điểm có nhu cầu sản xuất, Quý khách vui lòng liên hệ: 0889.363.889 để được tư vấn tận tình và nhận bảng giá chi tiết với nhiều chính sách ưu đãi.
Trong trường hợp khách hàng đặt sản xuất khuôn bế theo kích thước mong muốn sẽ phải đặt tiền cọc khuôn. Việc đặt tiền cọc khuôn bế hộp giấy là một phương thức phổ biến trong ngành sản xuất với nhiều lợi ích nhất định:
- Khi khách hàng đặt tiền cọc thể hiện sự nghiêm túc với đơn hàng. Điều này đảm bảo khách hàng thực sự muốn tiếp tục với quá trình sản xuất và sẽ không hủy bỏ đơn hàng trong quá trình sản xuất.
- Tiền cọc thường được sử dụng để bù đắp một phần chi phí chế tạo khuôn bế. Quá trình này đòi hỏi các kỹ thuật chuyên sâu cùng nguyên vật liệu chế tạo khuôn đáp ứng yêu cầu.
- Việc đặt tiền cọc giúp đảm bảo việc khách hàng đã cân nhắc kỹ lưỡng về kích thước, hình dạng và chi tiết khác của sản phẩm. Qua đó, hạn chế tình trạng thay đổi nhiều yêu cầu làm tăng chi phí cũng như thời gian sản xuất.
- Việc đặt tiền cọc giúp nhà sản xuất điều chỉnh lịch trình sản xuất và các nguồn lực cần thiết. Vì vậy, duy trì hiệu suất và đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra một cách hiệu quả.
Theo đó, khách hàng chỉ cần thanh toán cọc khuôn lần đầu tiên, các đơn hàng về sau không phải chi trả cho khoản này.
Đặc biệt, khi quý khách đặt đủ 10.000 hộp, Hupuna sẽ hoàn trả toàn bộ số tiền cọc. Chúng tôi luôn tạo điều kiện cho Quý đối tác tích lũy đơn hàng cho đến khi đạt đủ số lượng 10.000 hộp và không giới hạn thời gian đặt.
Bổ chạp – xẻ rãnh carton
Máy bổ chạp là một thiết bị chuyên dụng trong lĩnh vực sản xuất và in ấn tại Hupuna. Dòng máy này thực hiện quá trình bổ sẻ và cắt góc của vật liệu giấy một cách tự động. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về máy bổ chạp:
Bổ chạp là gì?
Kỹ thuật bổ chạp là một phần của quy trình sản xuất bao bì đóng gói chuyên nghiệp. Thuật ngữ này thường được sử dụng để mô tả các bước cắt, gấp các phần của giấy carton để tạo nên hình dạng và kết cấu cuối cùng của sản phẩm hộp.
Để đạt chất lượng và hiệu suất cao trong quá trình sản xuất bao bì đóng gói, kỹ thuật này thường ứng dụng máy bổ chạp tự động. Qua đó, tạo ra các kết cấu và hình dạng chính xác theo bản thiết kế trước đó.
Ưu điểm máy bổ chạp
Máy bổ chạp được thiết kế để tự động thực hiện quy trình bổ xẻ, cắt góc theo kích thước đã được đặt trước. Các ưu điểm chính của thiết bị này bao gồm:
- Sử dụng hệ thống hút chân không với bàn đẩy tự động để đưa giấy vào, có khả năng điều chỉnh lực hút để phù hợp với từng loại giấy khác nhau.
- Quá trình đưa giấy vào hoàn toàn tự động và được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác.
- Bộ chỉnh có khả năng tùy chỉnh để phù hợp với kích thước giấy giúp đảm bảo linh hoạt trong quá trình sản xuất.
- Hướng dịch chuyển của trục dao xẻ rãnh và dao cán lằn được điều chỉnh liên động để thay đổi khoảng cách xẻ rãnh của cán lằn.
- Chức năng điều chỉnh độ cao của dao cắt góc và dao xẻ rãnh sau được tích hợp, hỗ trợ trong quá trình điều chỉnh độ cao của thùng giấy.
Quy trình hoạt động máy bổ chạp
Máy bổ chạp là một thiết bị công nghiệp được sử dụng để tự động hóa quy trình bổ xẻ – cắt góc hộp carton. Quy trình này bao gồm việc cắt, tạo nếp gấp và loại bỏ đi các phần thừa của hộp để tạo nên hình dạng và cấu trúc hộp carton hoàn chỉnh.
Máy bổ chạp hộp carton không chỉ giúp tăng cường năng suất mà còn đảm bảo độ chính xác và đồng đều trong quá trình sản xuất. Từ đó, cải thiện chất lượng trong từng sản phẩm và hiệu suất sản xuất. Điều này làm cho chúng trở thành một phần quan trọng trong ngành công nghiệp đóng gói hiện đại.
Quy trình hoạt động của máy bổ chạp trong ngành công nghiệp đóng gói thường bao gồm các bước chính sau:
Bước 1: Cài đặt thông số
Đầu tiên, kỹ thuật viên chuyên nghiệp sẽ chuyển khổ hộp/thùng carton bằng cách nới con chí ra. Sau đó, di chuyển theo kích thước mong muốn và tiếp tục khóa chí lại. Tiếp theo, ấn chỉnh chiều cao hộp tại các nút trên hệ thống máy.
Bước 2: Đặt giấy bìa carton lên máy
Các tấm nguyên vật liệu sản xuất bao bì giấy được nạp vào máy. Các lưỡi dao sẽ chạy qua các khe được cài đặt trên máy để tạo ra các vết rãnh trên bề mặt giấy.
Bước 3: Bổ chạp
Khi giấy carton được đặt lên bàn làm việc, máy bắt đầu quá trình bổ chạp các khe theo kích thước, hình dạng yêu cầu. Các khe này giúp cho việc gấp và dính các cạnh của thùng carton sau này trở nên dễ dàng hơn.
Bước 4: Kiểm tra chất lượng
Sau khi bổ chạp, người thợ sẽ kiểm tra các khe giấy carton. Nếu phát hiện vấn đề về chất lượng, các khe bị sai hoặc thiếu về kích thước và không đúng với hình dạng yêu cầu có thể được bổ chạp lại bằng tay để sửa chữa.
Bước 5: Tiếp tục chuyển sang giai đoạn sản xuất tiếp theo
Sau khi quá trình bổ chạp hoàn tất, giấy carton sẽ được chuyển đến bước tiếp theo trong quy trình sản xuất, tức là bước gấp, dán thùng carton để tạo thành phẩm cuối cùng.
Các trường hợp nên áp dụng máy bổ chạp
Máy bổ chạp là một giải pháp hiệu quả và linh hoạt trong ngành sản xuất đóng gói, đặc biệt là trong trường hợp nhất định. Dưới đây là một số trường hợp áp dụng máy bổ chạp là lựa chọn hợp lý:
Hộp nắp đối
Máy bổ chạp thường được sử dụng hiệu quả trong việc sản xuất các loại hộp nắp đối. Kỹ thuật này giúp tạo ra kết cấu chắc chắn cũng như hình dạng đối xứng giữa nắp và đáy hộp.
Kích thước cố định
Trong trường hợp các sản phẩm đóng gói có kích thước cố định, máy bổ chạp thường được ưa chuộng vì khả năng tạo ra các kết cấu chuẩn xác và đồng đều.
Hộp có chiều cao 6-7 cm
Máy bổ chạp thích hợp cho các sản phẩm đóng gói có chiều cao trong khoảng 6-7 cm. Theo đó, máy có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất và tạo ra các hộp với kích thước chính xác.
Sản xuất số lượng lớn
Khi cần sản xuất hàng loạt sản phẩm đồng nhất và chất lượng cao, máy bổ chạp có thể giúp tăng cường hiệu suất sản xuất và giảm sự phụ thuộc vào lao động.
Độ chính xác và đồng đều
Trong khi sản xuất các loại hộp đòi hỏi độ chính xác và đồng đều cao để tạo ra các chi tiết đặc biệt, máy bổ chạp có thể đáp ứng yêu cầu này một cách hiệu quả.
Sản phẩm đóng gói cần có độ bền tốt
Khi sản phẩm đóng gói yêu cầu một cấu trúc chắc chắn để bảo vệ khỏi va đập và hư hại trong quá trình vận chuyển, lưu trữ, máy bổ chạp là sự lựa chọn thích hợp.
Tiết kiệm ngân sách dành cho việc thuê nhân công
Máy bổ chạp giúp tiết kiệm chi phí lao động bằng cách tự động hóa quy trình, giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhân công và tăng cường hiệu suất.
Trong những trường hợp này, việc áp dụng máy bổ chạp không chỉ mang lại hiệu quả về mặt chất lượng sản phẩm mà còn tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm chi phí sản xuất.
Các lưu ý khác khi sử dụng máy bổ chạp
Khi sử dụng máy bổ chạp, các doanh nghiệp sản xuất bao bì giấy carton cũng cần lưu ý một số yếu tố quan trọng để đảm bảo máy hoạt động trơn tru. Cụ thể:
- Đối với việc lắp đặt máy, đảm bảo vị trí lắp đặt bằng phẳng.
- Trước khi khởi động máy, cần kiểm tra mức dầu trên màn hình hiển thị mức dầu. Không nên chạy máy khi mức dầu trong bình đã cạn.
- Sau khi bật nguồn, trước hết hãy khởi động máy chạy ở tốc độ chậm và kiểm tra hướng máy chạy.
- Các thiết bị cần được bảo trì, vệ sinh hàng ngày như “Ben hơi nạp giấy, trục quang di chuyển ngang”. Đảm bảo trục quang luôn được sáng bóng để dễ dàng trong quá trình chỉnh sửa.
- Khi điều chỉnh đế dao cắt khe, trước hết, hãy kiểm tra độ thẳng của dao trên và dao dưới, đảm bảo chúng tạo ra khe cắt một cách chính xác. Hãy căn chỉnh khe cắt đúng cách trước khi thực hiện bất kỳ điều chỉnh nào khác để tránh va đập và làm hỏng dao.
- Khi điều chỉnh đế dao, không được sử dụng dụng cụ kim loại để gõ và luôn giữ cho máy sạch sẽ để đảm bảo an toàn và hiệu suất làm việc.
Các mẫu áp dụng kỹ thuật cấn bế, bổ chạp được ưa chuộng tại Hupuna
Hupuna – Nơi kết hợp chuyên nghiệp và sáng tạo để mang đến những giải pháp sản xuất hộp carton độc đáo, chất lượng. Trong suốt thời gian hoạt động, đơn vị thường áp dụng 2 công nghệ tân tiến hiện nay là kỹ thuật cấn bế và bổ chạp để cắt giấy carton đáp ứng mọi tiêu chí khách hàng đưa ra. Dưới dây là một số mẫu hộp được Quý đối tác đánh giá cao và ưa chuộng lựa chọn hàng đầu hiện nay.
Như vậy, tại đơn vị chúng tôi ứng dụng 2 kỹ thuật cấn bế và bổ chạp trong sản xuất để biến những tờ giấy thông thường thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Đó là những sản phẩm đóng gói với độ bền cùng giá trị thẩm mỹ cao. Với tầm nhìn sáng tạo và chất lượng hàng đầu, Hupuna là đối tác lý tưởng cho mọi doanh nghiệp muốn tạo nên ấn tượng mạnh mẽ qua sản phẩm đóng gói của mình.
Nếu bạn đang tìm kiếm đối tác chất lượng và đáng tin cậy trong lĩnh vực sản xuất hộp carton, Hupuna là sự lựa chọn hàng đầu của bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay qua số: 0889.363.889 để trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp và nhận được giải pháp sản xuất bằng kỹ thuật cấn bế và bổ chạp độc đáo cho doanh nghiệp của bạn với mức giá ưu đãi nhé.