Mâm cỗ Trung thu không chỉ là nét đẹp văn hóa, mà còn là biểu tượng cho lòng yêu kính tổ tiên, ông bà của mỗi gia đình Việt. Mỗi vùng miền lại có những nét riêng trong cách bày trí và lựa chọn món ăn bày mâm cỗ cúng rằm tháng Tám. Hãy cùng Hupuna bắt đầu hành trình khám phá điểm độc đáo trong mâm cỗ Trung thu của ba miền Bắc – Trung – Nam, để thấy được sự tinh tế, phong phú trong văn hóa ẩm thực của người Việt nhé!

Ý nghĩa mâm cỗ Trung thu trong văn hóa Việt Nam

Mâm cỗ Trung thu đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Việt Nam. Trong không gian ấm cúng của đêm rằm tháng Tám, việc trang trí mâm cỗ như một sợi dây gắn kết các thành viên trong gia đình, tạo nên khoảnh khắc đoàn viên quý giá.

Về mặt tâm linh, mâm cỗ Trung thu thường được bày biện để cúng trời đất, tổ tiên và thần linh. Người Việt xưa tin rằng, vào đêm rằm tháng Tám, cửa trời mở ra, và đây là thời điểm lý tưởng để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn và cầu mong sự bình an cho gia đình. Mỗi món ăn trong mâm cỗ đều mang một ý nghĩa riêng, thể hiện ước vọng về một cuộc sống sung túc, hạnh phúc.

Ý nghĩa mâm cỗ Trung thu
Trong không gian ấm cúng của đêm rằm tháng Tám, việc trang trí mâm cỗ như một sợi dây gắn kết các thành viên trong gia đình

Đối với trẻ em, mâm cỗ ngày tết Trung thu là một trong những niềm vui và mong đợi lớn nhất của năm. Các em háo hức được thưởng thức bánh Trung thu, các loại hoa quả và tham gia vào các trò chơi dân gian cùng bạn bè. Trong xã hội hiện đại nay, mặc dù cuộc sống đã có nhiều biến đổi, nhưng mâm cỗ Trung thu vẫn giữ được vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt. Nó không chỉ là dịp để gia đình sum họp, mà còn là cơ hội để mọi người cùng nhau ôn lại những ký ức tuổi thơ, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu.

Bật mí nét khác biệt trong mâm cỗ tết Trung thu 3 miền

Mặc dù có chung một gốc rễ văn hóa, nhưng mâm cỗ tết Trung thu 3 miền Bắc – Trung – Nam lại mang những nét đặc trưng riêng. Mỗi một mâm cỗ cúng trăng đều phản ánh đặc điểm địa lý, khí hậu và phong tục riêng biệt của từng vùng. Sự khác biệt này không chỉ thể hiện qua cách bày trí mâm cỗ mà còn qua sự lựa chọn các món ăn đặc trưng. Cùng chúng mình khám phá chi tiết hơn qua nội dung sau nhé!

Mâm cỗ Trung thu miền Bắc cầu kỳ, bắt mắt

Ở miền Bắc, mâm cỗ ngày Trung thu thường được chuẩn bị trang trọng, đầy đặn. Người miền Bắc chú trọng đến sự cân đối và hài hòa trong cách bày trí, với đầy đủ các món ăn truyền thống như bánh dẻo, bánh nướng, hoa quả. Đặc biệt, không thể thiếu các thức quà của mùa thu Bắc Bộ như: cốm xanh, hồng chín, na…

Mỗi món ăn, mỗi cách bày trí đều được chăm chút kỹ lưỡng, phản ánh tính cách tỉ mỉ, chú trọng hình thức của người dân nơi đây. Bởi tết Trung thu còn được gọi là tết của trẻ em, nên người miền Bắc cũng rất chú trọng trong việc trang trí mâm cỗ sao cho sáng tạo, bắt mắt. Tại nơi đây, bạn sẽ thường bắt gặp hình ảnh các mâm ngũ quả Trung thu được khắc chữ hay tạo hình chó kết bông bằng múi bưởi. Ngoài ra, trên mâm cỗ nhiều nhà sẽ trang trí thêm ông tiến sĩ giấy, đèn ông sao để không khí Trung thu thêm rõ nét.

Nhìn chung, một mâm cỗ Trung thu cổ truyền tròn đầy, trọn vẹn theo quan niệm của người miền Bắc là phải hài hòa và cân đối. Họ quan niệm rằng, mâm cỗ phải đủ quả xanh, quả chín, đủ ngũ sắc và ngũ vị. Điều này tượng trưng cho quy luật cân bằng của âm dương và ước mong một năm mới luôn bình an, hạnh phúc. 

Mâm cỗ Trung thu miền Bắc
Mâm cỗ tết Trung thu tại miền Bắc thường được chuẩn bị trang trọng, đầy đủ

Mâm cỗ Trung thu miền Trung mộc mạc, đơn sơ

Trong khi đó, mâm cỗ Trung thu truyền thống tại miền Trung lại mang đậm nét mộc mạc, đơn sơ nhưng không kém phần tinh tế. Điều này phản ánh rõ ràng cuộc sống và tính cách người dân miền Trung – chân chất, giản dị nhưng giàu tình cảm.

Người miền Trung thường sử dụng những nguyên liệu địa phương, tạo nên những món ăn độc đáo như bánh in, bánh đậu xanh. Mâm ngũ quả trung thu ở đây cũng có sự khác biệt, thường xuất hiện những loại trái cây đặc trưng của vùng như thanh long, mãng cầu, bưởi Phúc Trạch,… Nhưng vì khí hậu khắc nghiệt, đôi khi người miền Trung chỉ chọn những trái cây theo mùa hoặc được bán sẵn tại chợ. Khi đem về sắp xếp, những loại quả lớn, nặng sẽ được đặt ở dưới, trong khi những quả nhỏ nhẹ được xếp xen kẽ bên trên. 

Ngoài ra, người miền Trung cũng quan niệm lòng thành khi cúng mới là điều quan trọng hơn hết. Vì vậy, đôi khi họ chỉ cần vài chiếc bánh trung thu, hoa quả kèm một đĩa kẹo kéo, rim gừng đơn sơ, giản dị. Đây đều là những món kẹo truyền thống, mang đậm hương vị quê hương và gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ nơi đây.

Mâm cỗ Trung thu miền Trung
Mâm cỗ bánh Trung thu tại Miền Trung vô cùng đơn sơ, giản dị vì họ cho rằng lòng thành quan trọng hơn tất thảy

Mâm cỗ Trung thu miền Nam với ước nguyện “Cầu sung vừa đủ xài”

Đến với miền Nam, mâm cỗ tết Trung thu lại mang một màu sắc khác, thể hiện tính cách phóng khoáng, cởi mở của người dân nơi đây. Bên cạnh các loại bánh nướng, bánh dẻo truyền thống, mâm ngũ quả Trung thu miền Nam không thể thiếu 5 loại quả: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài với mong ước “Cầu sung vừa đủ xài”. Đặc biệt, mâm ngũ quả phải gồm 3 trái dứa là chân đế, tượng trưng cho sự vững vàng và mong muốn gia đình đông vui, con cháu đề huề. Một lưu ý nhỏ khi làm mâm cỗ cúng trăng tại miền Nam là bạn cần tránh đặt các loại trái cây như chuối, lê, táo, cam, quýt,… 

Mâm cỗ Trung thu miền Nam
Mâm ngũ quả Trung thu miền Nam luôn có 5 loại quả: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài với mong ước “Cầu sung vừa đủ xài”

Nhìn chung, dù ở bất kỳ miền nào, mâm cỗ cúng rằm tháng tám đều mang ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên và cầu nguyện về một tương lai hạnh phúc, vui vẻ. Hupuna mong rằng, qua bài viết này, chúng ta không chỉ thấy được sự đa dạng trong văn hóa, mà còn trân trọng hơn những nét khác biệt này. Đừng quên chuẩn bị mâm cỗ Trung thu thật đầy đủ để dành tặng tổ tiên và có những giây phút phá cỗ bên cạnh bạn bè, người thân thật ý nghĩa nhé! 

ĐẶT HÀNG NHANH


    This will close in 0 seconds

    Công ty cổ phần Hupuna Group