Ánh đèn lồng lung linh, tiếng trống múa lân rộn ràng, cùng những gương mặt trẻ thơ rạng rỡ – đó chính là không khí đêm hội rước đèn Trung thu truyền thống. Đây là ký ức đẹp vẫn luôn tồn tại trong lòng nhiều người dân Việt Nam. Bạn có bao giờ tự hỏi, phong tục đẹp đẽ này có từ bao giờ? Và những trò chơi dân gian nào đã gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ trước? Hãy cùng Hupuna khám phá các chủ đề xoay quanh tục rước đèn Trung thu, để cùng sống lại những kỷ niệm tuổi thơ đầy sắc màu nhé!

Rước đèn Trung thu là gì?

Rước đèn Trung thu là một hoạt động truyền thống diễn ra vào đêm rằm tháng Tám âm lịch hàng năm tại nước ta. Đây là dịp để trẻ em và người lớn cùng nhau vui chơi, hòa mình theo dòng người diễu hành múa lân trên phố. Mọi người sẽ cầm những chiếc đèn lồng đủ sắc màu, hình dáng và kích cỡ. Họ cùng nhau đi dạo quanh khu phố, làng xóm hoặc tham gia các hoạt động vui chơi giải trí xóm làng.

Ngoài ra, việc rước đèn Trung thu không chỉ đơn thuần là một hoạt động vui chơi, mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Người xưa quan niệm rằng, ánh sáng từ những chiếc đèn lồng có thể xua đuổi bóng tối, mang lại may mắn và bình an cho gia đình.

Trẻ em rước đèn Trung thu
Rước đèn Trung thu là một hoạt động truyền thống diễn ra vào đêm rằm tháng Tám âm lịch hàng năm

Tục rước đèn Trung thu bắt đầu tự bao giờ?

Nguồn gốc của tục rước đèn Trung thu vẫn còn là một ẩn số cho đến ngày nay, chỉ biết rằng nó đã xuất hiện trong văn hóa Việt Nam từ rất lâu về trước. Theo một số tài liệu lịch sử, phong tục này đã xuất hiện từ thời nhà Tống của Trung Quốc. Tích xưa kể rằng, vào đời vua Tống Nhân Tông, có một con cá chép thành yêu chuyên quấy nhiễu dân làng vào mỗi dịp trăng rằm. Thấy vậy, một viên quan tên Bao Công đã ra lệnh cho dân chúng làm và rước đèn hình cá để đe dọa quái vật, ngăn nó gây hại.

Trong cuốn “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính, tác giả đề cập đến một nguồn gốc khác của tục rước đèn và bày cỗ Trung thu. Truyện kể rằng vào một đêm rằm tháng Tám, vua Đường Minh Hoàng gặp một đạo sĩ trong vườn ngự uyển và được đưa lên cung trăng. Sau khi trở về trần gian, vị vua vẫn nhớ mãi cảnh đẹp nơi bồng lai tiên cảnh. Ông đã ra lệnh cho dân chúng tổ chức tiệc tùng tương tự, và từ đó, rước đèn phá cỗ trở thành truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết Trung thu.

Nguồn gốc rước đèn Trung thu
Nguồn gốc của tục rước đèn Trung thu vẫn còn là một ẩn số cho đến ngày nay

Các trò chơi dân gian vui nhộn vào đêm hội rước đèn Trung thu

Bên cạnh hoạt động rước đèn, đêm hội trăng rằm tháng 8 còn là dịp để mọi người cùng nhau tham gia vào nhiều trò chơi dân gian thú vị. Những trò chơi này không chỉ mang lại niềm vui, tiếng cười mà còn góp phần nối giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Cùng chúng mình khám phá nhé!

Tự tay làm đèn Trung thu

Vào mỗi mùa Trung thu xưa, những ngôi trường làng nhỏ thường thi nhau tổ chức hội làm đèn Trung thu. Ngày ấy, những chiếc đèn chỉ được làm từ những vật liệu thô sơ như nứa, tre, giấy bóng kính hay cây nến nhỏ. Hình dáng đèn Trung thu cũng rất đỗi mộc mạc với hình ông sao 5 cánh hay chỉ vỏn vẹn là một lon nước dạng lồng đèn. 

Nếu ánh đèn trung thu ngày ấy là những ánh sáng xen kẽ nhau trên những bờ đê tối muộn, thì ánh đèn trung thu ngày nay lại rực rỡ như một dải ngân hà. Ngày nay, các em có thể thoải mái sáng tạo nhiều hình dáng đèn lồng với chất liệu khác nhau khau như giấy 7 màu, đèn led nhấp nháy tự động. Có thể thấy, dù trong khoảng thời gian nào, việc tự tay làm đèn Trung thu vẫn là hoạt đồng truyền thống được ưa thích trong dịp lễ hội này. 

Rước đèn Trung thu
Những chiếc đèn ông sao được làm từ những vật liệu thô sơ như tre nứa, giấy bóng kính và cây nến nhỏ

Rồng rắn lên mây

Nói tới các trò chơi truyền thống trong đêm hội rước đèn tết Trung thu, ta không thể không nhắc đến trò rồng rắn lên mây. Đây là một trò chơi tập thể vui nhộn, đòi hỏi sự nhanh nhẹn và khéo léo của người chơi. Để bắt đầu trò chơi, người chơi xếp hàng dọc, nắm chặt lấy vai người đứng trước. Người đứng đầu hàng sẽ đóng vai đầu rồng, người cuối cùng là đuôi rồng.

Khi trò chơi bắt đầu, “đầu rồng” sẽ dẫn cả đoàn chạy quanh sân, vừa chạy vừa hát: “Rồng rắn lên mây/ Có cây núc nác/ Có nhà điểm binh/ Hỏi thăm thầy thuốc/ Có nhà hay không?” Khi câu hát kết thúc, người đóng vai thầy thuốc sẽ chọn bắt người ở khúc đầu, giữa hoặc đuôi. Những người chơi sẽ phải cố gắng bảo vệ phần bị chọn bằng cách di chuyển nhanh nhẹn.

Trò chơi đêm hội rước đèn Trung thu
Rồng rắn lên mây là trò chơi dân gian quen thuộc mỗi dịp rước đèn đêm Trung thu

Trò chơi này không chỉ mang lại tiếng cười sảng khoái mà còn giúp rèn luyện khả năng phối hợp nhóm và phản xạ nhanh cho người chơi. Nó cũng dạy cho các em về tinh thần đoàn kết và bảo vệ lẫn nhau. 

Trò mèo đuổi chuột

Trò mèo đuổi chuột là một trò chơi dân gian phổ biến, thường được tổ chức trong các dịp lễ hội, đặc biệt là vào đêm rước đèn Trung thu. Để bắt đầu, người chơi được chia thành hai nhóm: một nhóm đóng vai “mèo” và một nhóm đóng vai “chuột”. Sau đó, người chơi vẽ một vòng tròn lớn trên sân chơi, đây sẽ là hang chuột.

Khi có hiệu lệnh, mèo sẽ cố gắng bắt chuột, trong khi chuột phải tìm cách thoát khỏi vòng vây và chạy về hang. Nếu mèo bắt được chuột trước khi nó về đến hang, người đó sẽ bị loại. Trò chơi tiếp tục cho đến khi tất cả chuột bị bắt hoặc đã về đến hang an toàn.

Trò chơi này không chỉ mang lại không khí vui nhộn mà còn giúp trẻ em rèn luyện kỹ năng vận động và phản xạ nhanh. Đây là một cách tuyệt vời để tạo ra không khí sôi động vào ngày Tết thiếu nhi, đồng thời giúp trẻ em học được các kỹ năng xã hội quan trọng như làm việc nhóm và lập chiến lược.

Trò chơi ngày lễ rước đèn Trung thu
Trò chơi mèo đuổi chuột mang lại không khí vui nhộn cho các em nhỏ trong đêm hội rước đèn Trung thu

Úp lá khoai

Úp lá khoai là một trò chơi truyền thống vô cùng đơn giản mà không kém phần thú vị. Để chuẩn bị cho trò chơi, người chơi cần ngồi xếp thành một vòng tròn hoàn chỉnh. Người chơi sẽ úp 2 bàn tay xuống đất, trong khi quản trò ở giữa bắt đầu hát bài đồng dao:

“Mười hai chong chóng

Đứa mặc áo trắng

Đứa mặc áo đen

Đứa xách lồng đèn

Đứa cầm ống thụt

Thụt ra thụt vô

Có thằng té xuống giếng

Có thằng té xuống sình

Úi chà, úi da!” 

Vừa hát, bạn quản trò sẽ vừa đặt bên tay lên từng người theo thứ tự. Đến câu hát cuối cùng, tay bạn chỉ đến ai thì người đó sẽ bị phạt và thay thế làm người quản trò. 

Rước đèn Trung thu
Úp lá khoai là một trò chơi truyền thống vô cùng đơn giản mà không kém phần thú vị trong dịp rước đèn đêm Trung thu

Có thể thấy, đêm hội rước đèn Trung thu không chỉ là một phong tục đẹp mà còn là dịp để trẻ em được tham gia vào những trò chơi dân gian vui nhộn và ý nghĩa. Tất cả đều góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, tạo nên một buổi lễ rước đèn đêm Trung thu đáng nhớ. Cùng Hupuna khám phá để tục rước đèn Trung thu mãi là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam nhé!

ĐẶT HÀNG NHANH


    This will close in 0 seconds

    Công ty cổ phần Hupuna Group