Nếu bạn đang đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Công nghệ in 3d là gì?” thì bài viết này sẽ giúp bạn. Không những vậy, bài viết này chúng tôi sẽ tiết lộ những ưu điểm khi sử dụng phương pháp in 3d, cùng theo dõi ngay thôi nào!

Bạn có biết “Công nghệ in 3d là gì?”

Hiện nay, công nghệ in 3d đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, thuật ngữ này được sử dụng ngày càng nhiều nhưng không phải ai cũng biết “Công nghệ in 3d là gì?”.

công nghệ in 3d là gì, công nghệ in 3d, kỹ thuật in 3d, phương pháp in 3d
Công nghệ in 3d

In 3d là quá trình chế tạo nhiều loại vật liệu (nhựa, kim loại hay các sản phẩm khác) theo cách thức xếp từng lớp với nhau để tạo ra vật thể 3 chiều. Phương pháp này dựa trên thiết kế 3D của sản phẩm. Thiết kế sẽ được chuyển đổi thành dữ liệu điều khiển bằng phương pháp cắt lớp. Nhờ vậy, các dữ liệu sẽ được nạp vào máy in 3D để thực hiện tạo hình sản phẩm với độ chính xác cao và dựa vào dữ liệu thiết kế ban đầu.

In 3d cho phép tạo ra các hình dạng phức tạp với các kích thước, màu sắc, độ cứng…khác nhau, vô cùng đa dạng. Ngoài ra, các vật liệu được sử dụng cũng ít hơn so với các phương pháp in ấn truyền thống và phù hợp với các vật thể có kích thước vừa và nhỏ. 

Vậy phương pháp in này đem lại những lợi ích gì cho người sử dụng?

Những ưu điểm khi sử dụng phương pháp in 3d

Hãy cùng chúng tôi điểm qua những ưu điểm của phương pháp in 3d này nhé!

  • Đầu tiên, cá nhân hay các công ty sẽ hoàn thành sản phẩm nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Việc tạo mẫu in 3D chỉ mất vài ngày hoặc vài giờ trong khi việc lên ý tưởng, thiết kế bằng các phương pháp khác sẽ mất nhiều thời gian hơn (nhiều ngày thậm chí là hàng tuần).
  • Tiếp theo, việc sử dụng công nghệ dễ dàng. Ngày nay, công nghệ này có nhiều phần mềm và phần cứng nên việc tìm hiểu cách sử dụng dễ dàng, thuận tiện cho cá nhân, doanh nghiệp sử dụng. Chỉ mất vài ngày là bạn có thể đưa công nghệ này vào quy trình sản xuất.
  • Sử dụng phương pháp này giúp tiết kiệm chi phí. Đối với các phương pháp tạo mẫu truyền thống, bên cạnh các dụng cụ, thiết bị, nguyên liệu thì cần nhiều sức lao động của con người và những nhân viên kinh nghiệm vận hành máy. Trái lại, với phương pháp in 3d thì chỉ cần một người biết và am hiểu nhất định để ban hành lệnh in. Ngoài ra, sự đa dạng về vật liệu cùng các thiết kế có thể chỉnh sửa dễ dàng nên mang đến những mẫu thử chất lượng cao. Vì vậy, các doanh nghiệp, công ty sử dụng phương pháp này tiết kiệm được nhiều chi phí sản xuất.
  • Nhân viên phụ trách thoải mái sáng tạo và tự do tùy biến. Với kỹ thuật sản xuất truyền thống việc tạo bản sao dễ dàng, có sự đồng nhất nhưng việc này cũng dẫn đến sự nhàm chán, buồn tẻ trong các bản thiết kế. Trong khi đó, in 3D cho phép các nhân hóa, nhân viên phụ trách dễ dàng thay đổi, có những thiết kế độc đáo và đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của khách hàng.
  • Cuối cùng là hạn chế đáng kể rác thải. Các vật liệu cần thiết để tạo một mẫu thử và có thể sử dụng lại các tài liệu từ bản in3d trước đó nên không lãng phí nguyên liệu. Vậy nên, việc sản xuất bồi đắp tạo ra ít chất thải, tác động tích cực đến môi trường và nhiều tài nguyên cho công ty, doanh nghiệp.

Bật mí các kỹ thuật in 3d phổ biến hiện nay

Kỹ thuật in 3d này có nhiều loại khác nhau nên phù hợp và ứng dụng trong nhiều công việc khác nhau.

  • FDM (Fused Deposition Modeling): một trong các kỹ thuật phổ biến nhất hiện nay, sản phẩm được in bằng cách đùn nhựa nóng chảy rồi chuyển sang dạng rắn để tạo các chi tiết dạng khối.
  • SLA (Stereolithography): công nghệ này xuất hiện từ khá lâu, áp dụng kỹ thuật dùng tia UV để làm cứng từng vật liệu in dạng nhựa lỏng. Nhiều lớp này sẽ tạo thành vật thể in 3d.
  • DLP (Digital Light Processing): công nghệ này được sử dụng nhiều trong máy chiếu
  • SLS (Selective Laser Sintering): vật liệu của công nghệ in này là vật liệu dạng bột, thủy tình… và dùng tia laser công suất cao để tạo ra một khối có hình dạng 3 chiều như mong muốn.
  • SLM (Selective Laser Melting): là công nghệ sử dụng vật liệu in từ kim loại như bột titan, bột nhôm, bột đồng…và sử dụng tia UV, tia laser có cường độ lớn.
  • EBM (Electron Beam Melting): công nghệ này sử dụng một chùm tia điện tử máy tính điều khiển trong chân không để làm tan chảy hoàn toàn bột kim loại ở nhiệt độ cao (1000 độ C).
  • LOM (Laminated Object Manufacturing): là công nghệ dùng vật liệu cán mỏng như nhựa, giấy…và hợp nhất chúng dưới nhiệt độ và áp suất. Sau đó thành phẩm sẽ được định hình bằng cách cắt tia laser hoặc dao cắt.
  • BJ (Binder Jetting): có tên gọi khác là in phun kết dính và sử dụng vật liệu gốc dạng bột và chất kết dính dạng lỏng.
  • MJ (Material Jetting/Wax Casting): với công nghệ này, vật liệu sẽ được đưa vào thành từng giọt qua vòi phun có đường kính nhỏ.
  • Với tính ứng dụng cao và tiết kiệm nhiều chi phí nên nhiều công ty, doanh nghiệp theo đuổi và ứng dụng công nghệ này thay vì các công nghệ gia công truyền thống.

Ứng dụng của kỹ thuật in 3d trong đời sống

công nghệ in 3d là gì, công nghệ in 3d, kỹ thuật in 3d, phương pháp in 3d
Ứng dụng của kỹ thuật in 3d trong đời sống

Kỹ thuật in 3d giúp việc tạo mẫu trở nên nhanh chóng, đơn giản hơn rất nhiều. Các ứng dụng của kỹ thuật này gồm: trong ngành công ô tô, xe máy (các chi tiết máy); nha khoa (mẫu răng); các mô hình sinh học trong việc giảng dạy; tạo ra những bộ phận cơ thể người; các công trình xây dựng và in ấn số lượng ít.

Tác dụng của công nghệ in 3d trong in ấn bao bì

Ngoài các ứng dụng trên, công nghệ in 3d còn được ứng dụng trong lĩnh vực in ấn bao bì vì nó đem lại nhiều lợi ích, tác dụng khác nhau.

công nghệ in 3d là gì, công nghệ in 3d, kỹ thuật in 3d, phương pháp in 3d
Tác dụng của công nghệ in 3d trong in ấn bao bì
  • Bao bì đẹp mắt, ấn tượng: công nghệ này giúp tạo ra hình ảnh ba chiều, vô cùng độc đáo và thú vị và có thể tạo ra bất kỳ hình dáng nào của sản phẩm. Từ đó làm hài lòng đối tác đặt sản xuất và ấn tượng lớn với người tiêu dùng.
  • Tiết kiệm chi phí: chỉ với một chiếc máy là bạn có thể vận hành công nghệ in dễ dàng, thuận lợi và sản xuất một cách nhanh chóng. Bạn không cần nhiều bản in mẫu, các nguyên liệu giống như phương pháp in truyền thống. Vậy nên không mất nhiều thời gian chờ đợi hàng và tiết kiệm chi phí (nguyên vật liệu và nguồn nhân lực).
  • Thân thiện với môi trường: việc sử dụng một mẫu in, dễ dàng chỉnh sửa trên máy nên các bao bì sau khi sản xuất tránh việc không sử dụng được, lãng phí và thải nhiều rác thải qua môi trường.
  • Cách marketing hiệu quả: thông tin, hình ảnh được in ấn độc đáo, ấn tượng như vậy không khỏi thu hút khách hàng, tăng hiệu ứng thị giác cho người nhìn ngay từ cái nhìn đầu tiên. Đó chính là cách marketing hiệu quả, tăng độ phủ của mỗi doanh nghiệp, thương hiệu trên thị trường đầy tính cạnh tranh hiện nay.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu “Công nghệ in 3d là gì?”, những ưu điểm khi sử dụng phương pháp này. Nếu còn gì khúc mắc, băn khoăn thì bạn đừng ngại bình luận bên dưới bài viết để được đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình. Hupuna hẹn gặp bạn trong những bài viết thú vị tiếp theo!

>>> Có thể bạn quan tâm: Công nghệ in UV là gì? Ứng dụng của in UV trong công nghiệp bao bì giấy

ĐẶT HÀNG NHANH


    This will close in 0 seconds

    Công ty cổ phần Hupuna Group