Tên sản phẩm | Giá | Số lượng lớn |
---|---|---|
Hộp carton 40x40x40cm nắp đối, 3 lớp, sóng B, mặt nâu đáy mộc | 12.990 ₫ – 13.600 ₫ | |
Hộp carton 30x25x10cm nắp gài, 3 lớp, sóng E, mặt nâu đáy mộc | ||
Màng PE Màu Trắng Khổ 20cm 1,5kg (lõi 0.4kg) | 51.400 ₫ | |
Màng PE Màu Trắng Khổ 5cm 0.3kg (lõi 0.1kg) | 16.000 ₫ | |
Màng PE Màu Đen Khổ 50cm 2.5kg (lõi 0.5kg) | 113.000 ₫ – 118.500 ₫ | |
Hộp đựng bánh ngọt | ||
Hộp nắp lật thời trang in bóng 1 mặt | ||
Thùng carton đựng sầu riêng |
Hộp carton hay thùng carton là vật phẩm rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Được tạo thành từ 2 nguyên liệu chính là giấy và carton, hộp carton là một trong những sản phẩm có tỉ lệ xenlulozơ rất cao (chỉ ít hơn cây cối tự nhiên và các sản phẩm làm từ gỗ).
Ngày nay, với việc được sử dụng cực kỳ rộng rãi trong cuộc sống, trong các ngành sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa,… hộp carton còn được thiết kế, in ấn tạo thành các hình dạng, họa tiết làm nổi bật thương hiệu cũng như sản phẩm của các doanh nghiệp. Đây được xem là một trong những phương pháp marketing kinh phí thấp nhưng cực kỳ hiệu quả.
1. Đặc điểm của hộp carton
Hộp carton, thùng carton là sản phẩm được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Vậy đâu là lý do khiến sản phẩm này được ưa chuộng như vậy? Hãy cùng Hupuna tìm hiểu về một số đặc điểm của hộp carton như nguyên liệu sản xuất, ưu điểm, nhược điểm,…
1.1. Nguyên liệu sản xuất hộp carton
Ngay từ tên gọi hộp carton, thùng carton đã cho thấy nguyên liệu chính để sản xuất ra sản phẩm này là giấy carton. Giấy carton còn được gọi là bìa carton, giấy bồi, bìa cứng,… là loại giấy nặng có độ cứng và độ dày khác nhau (tùy theo mục đích sử dụng), từ cấu tạo đơn giản là tạo thành bởi một tấm giấy cứng đến cấu tạo phức tạp bao gồm nhiều lớp (lớp giấy thường và lớp sóng).
Tùy vào mục đích và môi trường sử dụng các nhà sản xuất có thể điều chỉnh tỷ lệ các nguyên liệu sao cho phù hợp. Ở khu vực có nhiệt độ thường, hộp carton được tạo thành với tỷ lệ gồm 74% giấy, 22% polyethylene còn lại là 4% nhôm. Ở những khu vực có nhiệt độ thấp, thì tỷ lệ giấy được tăng lên tới 80%, còn lại là 20% polyethylene.
1.2. Ưu điểm của hộp carton
Không thể phủ nhận được việc hộp carton, thùng carton được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong đời sống cũng như trong các ngành kinh doanh, sản xuất, vận chuyển,… là do những ưu điểm vượt trội của dòng sản phẩm này.
Chi phí sản xuất thấp: Thùng carton không yêu cầu quá cao về nguồn nguyên liệu sản xuất, có thể tận dụng những nguyên liệu, vật liệu thừa từ ngành công nghiệp gỗ với giá thành rất thấp. Mặt khác giấy carton còn là vật liệu có thể tái chế, sau thời gian sử dụng thùng carton đã cũ, hỏng,… có thể được các nhà sản xuất thu mua lại với giá thành thấp để tái chế thành giấy carton với vòng đời sử dụng mới mà vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
Trọng lượng nhẹ, dễ tạo hình: Khác với các loại nguyên liệu như gỗ, nhựa,… thì thùng carton có trọng lượng nhẹ hơn (bởi cấu tạo rỗng), dễ gấp gọn (làm giảm đáng kể không gian mà chúng chiếm dụng) từ đó giúp người dùng dễ dàng hơn trong quá trình sử dụng, bảo quản cũng như di chuyển. Bên cạnh đó thì giấy carton là loại vật liệu rất dễ gập, cắt, uốn,… từ đó nhà sản xuất, người dùng có thể dễ dàng tạo hình cho sản phẩm.
Kiểu dáng, mẫu mã đa dạng: Sử dụng bao bì sản phẩm để tạo ấn tượng, gây lên sự chú ý của khách hàng là chiến lược marketing được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng, chính vì vậy việc thiết kế bao bì đẹp, bắt mắt, ấn tượng rất được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Thùng carton có bề mặt đẹp, phẳng, dễ in ấn,… là vị trí rất tốt để doanh nghiệp quảng bá cũng như đưa sản phẩm tiếp cận với khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Thân thiện với môi trường: Được sản xuất từ giấy tái chế hoặc bột giấy, hộp carton có thể dễ dàng phân hủy trong môi trường tự nhiên. Không chỉ có thế, giấy có thể tái chế đến 6 lần trước khi hoàn toàn bị phân hủy. Vì vậy tái xử lý và sử dụng hộp carton tái chế là một cách hiệu quả để bảo vệ môi trường, hạn chế lượng rác thải vào lòng đất và nguồn nước. Sử dụng bao bì giấy vừa tiết kiệm chi phí, vừa nâng cao hình ảnh thân thiện của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng, đồng thời cũng tạo thiện cảm với các tổ chức, cơ quan về môi trường.
1.3. Nhược điểm của thùng carton
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội đã nêu ở trên, thùng carton cũng có một số nhược điểm không thể tránh khỏi. Những nhược điểm này bắt nguồn từ nguyên liệu chính của thùng carton được tạo thành từ giấy carton – giãn nở kém, dễ thấm nước, dễ rách, không chống cháy,… đặc biệt là chất lượng thùng carton sẽ giảm dần theo thời gian sử dụng (tuổi thọ không cao).
2. Cấu tạo, phân loại thùng carton
Thùng carton không được tạo nên từ một tấm giấy đặc mà có những khoảng trống ở giữa. Thay vì ghép những tấm giấy phẳng với nhau thì các nhà sản xuất đã ghép xen kẽ giữa những tấm giấy phẳng là lớp giấy tạo thành nếp sóng từ đó giúp cho khối lượng thùng carton có thể giảm đáng kể, đồng thời cũng tiết kiệm nguyên liệu mà vẫn đảm bảo được sự bền chắc, khả năng chịu lực của thùng carton.
2.1. Phân loại lớp sóng của giấy carton
Trên thị trường hiện nay có 4 loại sóng chính để sản xuất giấy carton được chia thành: Sóng A, sóng B, sóng C và sóng E.
Sóng A: Độ cao sóng giấy 4,7 mm (dao động 4,2 – 4,7 mm), giấy carton sử dụng sóng A có khả năng chịu lực phân tán tốt trên toàn bề mặt tấm giấy. Đây là loại sóng chịu lực phân tán trên bề mặt tấm từ lắp tới đáy chắc chắn nhất trong 4 loại sóng. Khả năng chịu lực phân tán của sóng A cao hơn sóng B khoảng 25%, cao hơn sóng C khoảng 15%.
Sóng B: Độ cao sóng giấy 2,5 mm (dao động 2,2 – 2,8 mm), giấy carton sử dụng sóng B có khả năng chịu lực xuyên thủng cao. Sóng B là loại sóng được sử dụng rất phổ biến trong ngành sản xuất hộp carton hiện nay do loại sóng này giúp giấy carton có bề mặt phẳng, mịn (tốt hơn sóng A khoảng 50%, tốt hơn sóng C khoảng 25%).
Sóng C: Độ cao sóng giấy từ 3,2 – 3,8 mm, giấy carton sử dụng sóng C có khả năng chịu lực phân tán trên toàn bộ bề mặt tốt(kém hơn sóng A khoảng 15%), chịu lực xuyên thủng cao (kém hơn sóng B khoảng 25%).
Sóng E: Độ cao sóng giấy 1,5 mm (dao động 1,2 – 1,7 mm), thường được sử dụng cho hộp carton đựng các vật nhẹ hoặc dùng để gói đồ, sóng E thường là giấy màu trắng có nhiều màu sắc in bên ngoài.
2.2. Phân loại thùng carton dựa vào số lớp giấy
Dựa vào số lớp giấy (bao gồm số lớp sóng và số lớp tấm lót phẳng) mà chúng ta có thể phân loại thành giấy carton 2 lớp, 3 lớp, 5 lớp, 7 lớp, 9 lớp.
Carton 2 lớp: Còn được gọi là sóng đơn, gồm có 1 lớp giấy tạo hình sóng ghép với 1 lớp giấy lót phẳng. Loại giấy carton này không dùng để sản xuất hộp carton, mà thường được sử dụng để bọc, chèn hoặc đệm các sản phẩm nội thất.
Carton 3 lớp: Cấu tạo gồm 1 lớp sóng định hình ở giữa được kẹp bởi 2 lớp giấy mặt phẳng. Loại giấy carton này thường được dùng để sản xuất hộp carton cho những loại hàng hóa có khối lượng nhỏ, gọn. Đây cũng là loại giấy carton được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.
Carton 5 lớp: Cấu tạo gồm 2 lớp sóng định hình đặt xen kẽ với 3 lớp giấy phẳng. Loại giấy carton này cứng, chắc, có khả năng chịu lực tốt nên thường được sử dụng để sản xuất thùng carton cho các loại máy móc, hàng hóa có trọng lượng và kích thước lớn, vận chuyển đường dài, chịu va đập.
Carton 7 lớp: Cấu tạo gồm 3 lớp sóng định hình được đặt xen kẽ với 4 lớp giấy phẳng. Loại giấy carton này có khả năng chịu lực cực tốt (tốt hơn cả carton 5 lớp), nhưng giá thành sản xuất cũng rất cao nên không được sử dụng rộng rãi trên thị trường mà chỉ sử dụng trong một số ngành hàng xuất khẩu như gỗ, gốm, sứ, máy móc, thiết bị điện tử,… có khối lượng lớn, yêu cầu bảo quản cao.
2.3. Phân loại hộp carton theo hình thức in
Trên thị trường in ấn hiện nay có rất nhiều kỹ thuật in khác nhau, trong đó được sử dụng phổ biến nhất để in hộp carton gồm có 2 loại đó là in thường và in offset.
In thường: Hình in đơn giản, được in trực tiếp lên mặt hộp, chỉ in dưới 3 màu và không chồng lên nhau.
In offset: In trên 1 tờ giấy cán có thể in chi tiết, nhiều màu chồng lên nhau. In 1 lớp định lượng 300mg/m3 để đảm bảo chất lượng. In trên 3 lớp có thể giao động định lượng 200 mg/m3. Định lượng quyết định độ cứng. 3 loại giấy thông dụng: ivory, duplex, kraft.
2.4. Một số cách phân loại hộp carton khác
Ngoài 2 cách phân loại hộp carton dựa vào cấu tạo đã nêu ở trên chúng ta còn có thể dựa vào một số đặc điểm khác để phân loại hộp carton.
- Phân loại theo mặt hộp carton: Mặt mộc, mặt nâu, mặt trắng,…
- Phân loại hộp carton theo nắp: Nắp đối, nắp cài (nắp gài) và nắp rời (hộp âm dương), nắp đặc biệt,…
3. Địa chỉ in hộp carton, thùng carton uy tín, chất lượng
Hộp carton được coi là giải pháp đóng gói hàng đầu trong ngành sản xuất, vận tải hàng hóa. Hộp carton không chỉ bảo vệ tốt hàng hóa trong quá trình vận chuyển, cất giữ,… mà còn giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm cực kỳ hiệu quả. Với một bao bì sản phẩm đẹp sẽ giúp khách hàng nhận diện thương hiệu tốt hơn, tạo ấn tượng, dễ đi vào tâm trí người tiêu dùng.
Công ty cổ phần Hupuna Group là doanh nghiệp chuyên sản xuất, in ấn, thiết kế, tư vấn thiết kế hộp carton, thùng carton hàng đầu miền Bắc. Hupuna nhận các đơn hàng từ nhỏ nhất đến lớn nhất với giá cả ưu đãi, chế độ hậu mãi hấp dẫn,…
Hupuna với hệ thống xưởng in lớn, máy móc hiện đại đáp ứng tốt các đơn hàng với số lượng lớn, giấy in cao cấp, sản phẩm được in ấn màu sắc rõ ràng, họa tiết sắc nét đảm bảo tiêu chuẩn về kỹ thuật cũng như mỹ thuật, luôn mang tới sự hài lòng cho khách hàng.
Nếu quý khách có nhu cầu về các dịch vụ in ấn – thiết kế bao bì, hộp carton, thùng carton, màng bọc xốp nổ, băng dính,… xin vui lòng liên hệ hotline 0889.363.889 để được tư vấn hoặc truy cập website https://hupuna.com/ để biết thêm thông tin chi tiết.