Nếu bạn là một là người trong ngành xuất nhập khẩu hàng hóa mà chưa biết thuật ngữ “Packaging là gì” thì sẽ là thiếu sót lớn. Nếu bạn không trong ngành nhưng quan tâm đến vấn đề này thì hãy đọc ngay bài viết này của chúng tôi. 

Khái niệm “Packaging là gì”

Trước khi tìm hiểu quy cách đóng gói sản phẩm thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu “Packaging là gì”.

packaging là gì, quá trình đóng gói hàng hóa hình thức đóng gói hàng hóa quy cách đóng gói hàng hóa bao bì đóng gói hàng hóa
Packaging là gì

Packaging là một thuật ngữ tiếng anh để chỉ hoạt động đóng gói hàng hóa, sản phẩm khác nhau. Ngày này, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi nhưng phổ biến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Quy cách, quá trình đóng gói hàng hóa có sự khác biệt với từng loại sản phẩm, hàng hóa khác nhau. 

Mục đích của hoạt động này chứa đựng sản phẩm, giúp chúng tránh được các tác động ngoại cảnh, yếu tố môi trường (bụi bẩn, ẩm mốc, côn trùng, ánh sáng…). Không những vậy, hàng hóa còn giữ được nguyên vẹn chất lượng, kiểu dáng khi đến tay nhà phân phối và người tiêu dùng. Điều này cũng thể hiện sự chuyên nghiệp, chỉn chủ của mỗi đơn vị với các sản phẩm khi tung ra thị trường và khẳng định được thương hiệu trên thị trường đầy tính cạnh tranh hiện nay.

Vậy hiện nay trên thị trường có những loại bao bì nào?

Các loại bao bì đóng gói phổ biến hiện nay

Hiện nay, có nhiều loại hàng hóa khác nhau và mỗi loại được chia thành các dạng, kích thước và tính chất riêng. Do đó, bao bì có nhiều loại khác nhau để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Chúng được chia thành 5 loại sau.

Dựa vào số lần sử dụng

Theo tiêu chí này, bao bì được chia thành hai loại gồm bao bì sử dụng 1 lần (túi nilon, túi giấy…) và bao bì có thể tái sử dụng.

Dựa vào vai trò bảo quản quản sản phẩm

Có thể chia thành 3 loại gồm bao bì ngoài, bao bì trong và bao bì giữa.

  • Bao bì ngoài dùng để bọc toàn bộ hàng hóa bên trong, có kích thước lớn và cấu tạo dày dặn. Nhờ vậy mà hàng hóa còn nguyên vẹn, giữ được chất lượng trong suốt quá trình di chuyển từ địa điểm sản xuất đến nơi tiêu thụ hay các địa điểm lưu hàng trung gian.
  • Bao bì trong là bao bì tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm dùng để ngăn chặn các tác nhân từ bên ngoài, chống thấm, chống ẩm mốc và sự hư hỏng với sản phẩm.
  • Bao bì giữa là bao bì trung gian của bao bì ngoài và bao bì trong. Thường chúng được làm từ chất liệu giấy, các túi khí, xốp, rơm… để hàng hóa chống shock, hạn chế va chạm và sự ma sát của nhiều chi tiết, linh kiện trong thùng hàng.

Dựa vào chất liệu

Bao bì được chia thành một số loại như: bao bì kim loại, bao bì gỗ, bao bì dệt và bao bì carton, giấy.

Dựa vào đặc tính chuyên môn

Với tiêu chí này, bao bì được chia thành hai loại là bao bì chuyên dụng và bao bì thông dụng.

  • Bao bì chuyên dụng: chỉ đựng được các loại hàng hóa nhất định vừa vào tính chất sản phẩm, cấu tạo, hình dạng và kích thước.
  • Bao bì phổ biến, thông dụng: là loại bao bì đựng được đa dạng hàng hóa.

Dựa vào khả năng chịu nén của bao bì

Có ba loại chính là bao bì cứng, bao bì mềm, bao bì nửa cứng.

  • Bao bì cứng là những sản phẩm có thể chịu được tác động của ngoại lực mà không bị biến dạng.
  • Bao bì mềm là các bao bì dễ bị biến dạng, có khả năng co giãn nhất định trong quá trình đóng gói như túi nilon, túi vải.
  • Bao bì nửa cứng là bao bì có khả năng chịu được tác động lực nhất định, không cứng cáp như bao bì cứng nhưng khả năng chịu lực tốt hơn bao bì mềm (gỗ, mây tre).

Các hình thức thông dụng của packaging

packaging là gì, quá trình đóng gói hàng hóa, hình thức đóng gói hàng hóa, quy cách đóng gói hàng hóa, bao bì đóng gói hàng hóa
Các hình thức thông dụng của packaging

Gồm có các hình thức phổ biến sau:

  • Đóng gói hàng theo nhóm: hàng hóa được tập hợp thành các nhóm cụ thể (cùng loại) theo hình thức để phân phối hoặc cung ứng đến nhà bán lẻ. Sau khi tập hợp, cho hàng vào thùng rồi sắp xếp các thùng lên pallet và gắn thẻ SSCC. Nhờ đó, việc xác định số lượng, số lô hàng, hạn dùng một cách nhanh chóng và phân phối thuận lợi, tránh sai sót.
  • Đóng gói theo đơn vị: là hình thức đóng gói nhỏ lẻ, tùy theo yêu cầu về số lượng của khách hàng. Dựa vào đặc điểm, hàng hóa mà chọn bao bì phù hợp và có mã vạch để quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng.
  • Đóng gói để trong kho: là việc bảo quản sản phẩm ở trong các kho hàng, lưu trữ trên kệ hoặc giá đỡ. Việc này giúp hạn chế sự xâm nhập của các tác nhân gây ô nhiễm, tránh sự xâm nhập của nấm mốc, độ ẩm, côn trùng trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Đóng gói bao bì vận chuyển: hình thức này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian, hình thức vận chuyển…và cần tuân theo tiêu chuẩn bao bì quốc tế (tiêu chuẩn ISO hay các tiêu chí từ tổ chức bao bì thế giới).

Những yêu cầu về quy cách đóng gói hàng hóa

Để đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng, thị trường khó tính và những tiêu chuẩn về bao bì nhất định ở nước ta, thế giới thì bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Kích thước bao bì phù hợp với từng loại hàng hóa (không quá to và không quá nhỏ). Nếu quá to thì gây lãng phí và tốn thêm nhiều sản phẩm chèn lót để hàng không bị xê dịch, nếu quá nhỏ thì không đựng vừa loại hàng hóa.
  • Phù hợp với từng loại hình vận chuyển như xe tải, máy bay, tàu hỏa, tàu biển…
  • Đáp ứng được yêu cầu về sự dẻo dai, bền chắc, chịu được tác động lực và khả năng thấm nước nhất định.
  • Bao bì còn có khả năng chịu được nhiệt, không bị biến chất hay biến dạng do điều kiện thời tiết, sự chênh lệch nhiệt độ.
  • Với các hàng hóa cần lưu kho thì hãy sử dụng bao bì chất lượng và có kích thước phù hợp với pallet chất xếp hàng để đáp ứng thời hạn lưu trữ vài tháng thậm chí là năm.
  • Không để hàng hóa bên trong thùng bị biến dạng, biến chất, ẩm mốc.
  • Sử dụng thêm băng dính đóng hàng để hàng hóa chắc chắn. Với các kiện hàng trên pallet thì sử dụng thêm màng pe xung quanh để bảo quản hàng hóa tốt, đạt chuẩn.
  • Trên thùng hàng cần in ấn các thông tin, ký hiệu quan trọng (ngày đóng gói, ngày sản xuất, các ký hiệu cảnh báo hàng dễ vỡ…) để quản lý hàng dễ dàng và việc bốc dỡ, sắp xếp tránh những rủi ro.

Giới thiệu quá trình đóng gói hàng hóa phổ biến

Hàng hóa ngày càng đa dạng từ các sản phẩm đến kích thước, kiểu dáng. Do đó, việc đóng gói từng loại hàng cũng có sự khác biệt. Chúng tôi sẽ bật mí quá trình đóng gói hàng của một số ngành hàng phổ biến. Cùng tìm hiểu ngay thôi!

packaging là gì, quá trình đóng gói hàng hóa, hình thức đóng gói hàng hóa, quy cách đóng gói hàng hóa, bao bì đóng gói hàng hóa
Quá trình đóng gói một số hàng hóa phổ biến

Đối với đồ thủy tinh, gốm sứ

Gốm sứ, thủy tinh là những hàng hóa dễ vỡ và chỉ cần bị sứt mẻ, nứt vỡ nhỏ là sản phẩm giảm đi tính thẩm mỹ, giá trị ban đầu vốn có. Do đó, quy cách đóng gói sản phẩm này cần chú ý và tuân thủ nghiêm ngặt.

Các túi xốp khí sẽ được bọc quanh sản phẩm từ 3 đến 5 lớp (đặc biệt là các góc cạnh). Tiếp theo, cho chúng vào thùng carton có độ dày, sự chắc chắn (thùng 5 lớp). Các kẽ hở, chỗ trống trong thùng sẽ sẽ được lấp đầy bởi  các tấm mút xốp, tránh sự xê dịch. Sau đó, đóng gói kiện hàng bằng băng dính (nếu các sản phẩm dễ vỡ như vậy thì nên sử dụng băng dính cảnh báo).

Với hàng hóa thời trang (quần áo, giày dép)

Các sản phẩm này đóng gói dễ dàng, đơn giản. Chỉ cần chọn lựa loại hộp phù hợp và gấp quần áo gọn gàng rồi dán băng dính hoặc đậy nắp hộp hoàn chỉnh là được. Nếu cần và thể hiện sự chỉn chu thì bạn có thể sử dụng túi để bọc quần áo rồi cho vào trong hộp.

Với đồ gia dụng

Đồ gia dụng thường các sản phẩm có giá trị, kích thước lớn (tivi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, nồi cơm điện…) nên cần cẩn trọng trong khâu đóng gói. Nhân viên cần tìm được các hộp có kích thước phù hợp với sản phẩm rồi chèn thêm mút xốp, giấy bóng khí để tránh sự xê dịch, chống shock trên suốt quãng được vận chuyển. Tiếp theo, dùng băng dính để cố định hộp và tránh sự mất cắp, tráo đổi. Nếu cần thì sử dụng các hộp có in ấn các ký hiệu cảnh báo.

Với các chất lỏng (rượu, bia, nước ngọt, sữa…)

Điều đáng lo với các sản phẩm này chính là chất lỏng bị tràn ra ngoài, vừa ảnh hưởng đến chất lượng vừa khiến hộp dễ bị rách, mất tình thẩm mỹ. Cho sản phẩm vào thùng đựng chuyên dụng rồi chèn lót cẩn thận. Chẳng hạn, nếu bỏ nhiều chai lọ vào thùng thì giấy carton thì cần có các vách ngăn, khuôn định hình để tránh va chạm, đổ vỡ. 

Với thực phẩm khô

Các dòng sản phẩm có khối lượng nhẹ như thế này thì việc đóng gói không quá phức tạp. Chỉ cần sử dụng túi giấy  và có thêm gói hút ẩm hoặc hút chân không để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Với các sản phẩm có mùi thì cần đóng gói cẩn thận, kỹ càng để tránh việc thu hút công trùng.

Nếu bạn đang tìm mua các sản phẩm đóng gói hàng hóa như hộp carton, xốp nổ, xốp foam, băng dính đóng hàng, băng dính cảnh báo…thì có thể tham khảo Hupuna – Đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp đóng gói hàng hóa hiệu quả.

Vậy là chúng tôi đã bật mí khái niệm “Packaging là gì” cho bạn cùng các thông tin liên quan. Bạn có thể bình luận bên dưới bài viết hoặc liên hệ tới hotline 0889 363 889 để được giải đáp, hỗ trợ nhanh nhất và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cùng tìm hiểu bao bì mỹ phẩm là gì và những mẫu bao bì mới nhất

ĐẶT HÀNG NHANH


    This will close in 0 seconds

    Công ty cổ phần Hupuna Group