Trong ngành công nghiệp in ấn, chắc hẳn hai loại in flexo và in offset là hai công nghệ in phổ biến và được yêu thích nhất. So sánh in flexo và in offset để thấy được rằng đâu mới thực sự là loại in bạn nên chọn. Nếu bạn đang không biết dùng loại công nghệ in nào thì hãy theo dõi bài viết dưới đây để có cho mình câu trả lời nhé!
So sánh in flexo và in offset
Khi so sánh in flexo và in offset sẽ giúp cho chúng ta nhận định được những ưu, nhược điểm của hai công nghệ in này, chúng thực sự phù hợp với nhu cầu nào và lựa chọn nào là tối ưu nhất.
Thế nào là in flexo và in offset?
In flexo là công nghệ in nổi, các thành phần in trên khuôn in sẽ nằm cao hơn so với các thành phần không in còn lại. Hình ảnh trên khuôn in ngược chiều, mực in sẽ được cấp cho khuôn in bằng trục anilox.
Một thanh anilox là một thanh kim loại có nhiều ô nhỏ được khắc trên bề mặt của nó. Trong quá trình in, trục được ngâm một phần trong bình mực, mực đi vào các ô nhỏ trên bề mặt trục, mực trên bề mặt được gạt ra bằng dao gạt mực. Khi đó đầu in sẽ tiếp xúc với trục và nhận mực từ các ô trên bề mặt bản in.
In offset là phương pháp in sử dụng lực ép từ các tấm cao su dùng trong in ấn (tấm offset) để in lên giấy, các tấm offset được ép lên các hình ảnh dính mực trước đó. Kỹ thuật in này sẽ giúp cho bạn tránh được rủi ro giấy bị dính nước theo mực in khi dùng in thạch bản, đảm bảo rằng chất lượng sản phẩm đầu ra.
Lợi thế và hạn chế của in flexo
Lợi thế: In flexo sẽ cho ra mực in khô rất nhanh; điều này giúp cho việc in ấn được nhanh hơn. Phương pháp in ày cũng in được trên nhiều bề mặt vật liệu khác nhau. Vì mực khô nhanh nên in flexo được ứng dụng chủ yếu trong việc in cuộn liên tiếp giúp cho tốc độ in nhanh và công suất lớn. In ấn flexo bề mặt in được cả 2 mặt vì được đặt theo chiều ngang và có thể in trên bề mặt nặng. Bản in flexo có thể tái sử dụng giúp tiết kiệm chi phí.
Hạn chế: các điểm ảnh có rất nhiều và bị nhoè do chịu áp lực giữa những trục lô. Mực rất dễ bị lem đến các cạnh bên do có mực thừa từ trục anilox. Trục cung cấp mực không đều hoặc bị khô sẽ dễ làm cho mực bị lốm đốm hoặc có đường kẻ. Mực in trên bên mặt sẽ bị tràn hoặc nét in bị to vì có mực thừa. Mực in truyền kém, độ bám dính không cao. Thời gian để tạo bản in khá lâu.
Lợi thế và hạn chế của in offset
Lợi thế: in offset sẽ cho chất lượng hiển thị cao và màu sắc rõ nét hơn và gần như không bị lem, nhòe, mờ trong quá trình in ấn. Thao tác để chế tạo các bản in tương đối dễ dàng hơn. Kỹ thuật in này có thể in trên nhiều bề mặt chất liệu khác nhau và in được trên cả bề mặt phẳng, mịn và sần sùi. Tuổi thọ của bản in khá lâu.
(Hộp bánh dùng công nghệ in offset)
Hạn chế: do phải làm khuôn in nên thời gian in ấn khá lâu và nếu bạn muốn in với số lượng ít và lấy ngay thì không nên chọn in offset. Không thể in trên nhiều hình dạng khác nhau cũng như các vật liệu khó in. Chi phí in tương tương đối cao không thích hợp với in số lượng nhỏ. Yêu cầu kiểm tra kỹ bản in, thiết kế vì nếu sai sót thì sẽ ảnh hưởng quá trình in và gây ra sai sót và lãng phí.
Bạn nên chọn in flexo hay in offset?
Bạn nên lựa chọn kỹ thuật in nào phù hợp với nhu cầu cũng như chất liệu in để có thành phẩm ưng ý nhất. Với một một số điểm khác biệt dưới đây sẽ cho bạn biết, bạn nên lựa chọn kỹ thuật in nào.
In offset là sử dụng những bản in bằng cao su, hình ảnh cần in được in gián tiếp lên giấy. Còn với in flexo, người ta sẽ dùng các bản in nổi linh hoạt, được làm ra từ hợp chất photopolymer. Phù hợp khi bạn cần bản in trong thời gian sớm nhất, in flexo sẽ in nhanh hơn in offset.
Với in offset có thể in trên bề mặt chất liệu như giấy, bìa cứng, giấy bóng kính, gỗ,… Bề mặt in có thể phẳng hoặc sần sùi đều sẽ in được. Còn kỹ thuật in flexo dùng được cho cả vật liệu hấp thụ và vật liệu không hấp thụ như giấy bạc, bìa cứng, vải, kim loại, thủy tinh…Như vậy, in flexo sẽ in được trên nhiều loại chất liệu hơn nhưng lại không in được trên bề mặt sần sùi như offset.
In flexo thích hợp hơn với nhu cầu in cuộn, in carton tờ rời. Còn đối với in offset thì phổ biến hơn với in các loại bao bì giấy như thiệp, phong bì, bao thư hay các ấn phẩm hơn.
Như vậy, với mỗi kỹ thuật in đều sẽ có những ưu thế riêng vIà độ phù nhất định. Lựa chọn loại nào còn phụ thuộc vào chất liệu in, ấn phẩm mong muốn của bạn là gì. So sánh in flexo và in offset sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát về hai kỹ thuật in này để cho mình một sự lựa chọn hợp lý.
>>> Có thể bạn quan tâm: Công nghệ in flexo là gì? Tại sao nên lựa chọn in flexo?