Tết Trung thu là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng và ý nghĩa đã có từ xa xưa của người dân Việt Nam. Không chỉ là dịp để gia đình sum họp, thưởng thức những chiếc bánh trung thu thơm ngon, ngày Tết Trung thu còn ẩn chứa nhiều sự thật thú vị mà ít ai biết đến. Bạn có tò mò về những sự thật kỳ thú này không? Hãy cùng Hupuna khám phá và giải mã qua bài viết này nha!

Còn bao nhiêu ngày nữa là đến Tết Trung thu 2024?

Các bạn biết không, Tết Trung thu còn có những cái tên thân thương khác như Tết Đoàn Viên, Tết Thiếu Nhi hay Tết Trông Trăng đấy. Hàng năm, lễ hội này diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch – thời điểm trăng tròn và đẹp nhất trong năm. Đây là dịp cả gia đình quây quần bên nhau, các em bé nhỏ được thỏa thích xem múa lân và rước đèn ông sao.

Theo lịch dương năm 2024, Tết Trung thu sẽ rơi vào ngày 17 tháng 9. Tính từ ngày 24/7/2024, chúng ta chỉ còn 55 ngày nữa thôi là đến Tết Trung thu rồi đấy! Chỉ hơn 1 tháng nữa thôi, không khí háo hức, rộn ràng hẳn đã dần len lỏi vào tâm hồn của các em nhỏ và những người con xa nhà. 

Tết Trung Thu
Tết Trung thu là dịp cả gia đình quây quần bên nhau, các bé nhỏ được thỏa thích xem múa lân và phá cỗ

Giải mã 6 sự thật thú vị về Tết Trung thu mà ít ai biết

Tết Trung thu không chỉ là một ngày lễ đơn thuần, mà còn ẩn chứa nhiều sự thật thú vị mà ít người biết đến. Hãy cùng Hupuna Group khám phá những bí ẩn này nhé!

Tết Trung thu còn mang ý nghĩa mừng mùa màng bội thu

Tết Trung thu thường được biết đến với ý nghĩa đoàn viên, nhưng ít ai biết rằng ban đầu đây là một lễ hội mừng mùa màng bội thu. Vào thời điểm giữa mùa thu, khi vụ lúa đã được thu hoạch, người dân tổ chức lễ hội để tạ ơn thần linh và cầu mong một năm mới bội thu hơn nữa.

Theo thời gian, Tết Trung thu dần dần trở thành ngày lễ đoàn viên, sum họp gia đình. Bởi đây là thời điểm trăng sáng và tròn nhất trong năm, tượng trưng cho sự đoàn tụ và viên mãn. Mặc dù ý nghĩa Tết Trung thu đã thay đổi, nhưng tinh thần cốt lõi của ngày lễ cổ truyền này vẫn được giữ đến ngày nay.

Tết Trung Thu với ý nghĩa cầu năm mới bội thu
Ngày xưa, Tết Trung thu được tổ chức với ý nghĩa tạ ơn thần linh và cầu mong một năm mới bội thu

Sự tích Hằng Nga và Hậu Nghệ

Một trong những điểm gắn liền với Tết Trung thu Việt Nam là sự tích chị Hằng Nga và chú Cuội trên cung trăng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng câu chuyện này còn có một biến thể khác bắt nguồn từ Trung Quốc là sự tích Hằng Nga và Hậu Nghệ. Tương truyền rằng:

Ngày xửa ngày xưa, trên trời xuất hiện cùng lúc 10 ông mặt trời chiếu sáng xuống mặt đất. Khiến cho đất khô cằn, sông biển cạn đến đáy làm con người không thể sinh sống. Bức xúc vì điều này, một chàng trai tên Hậu Nghệ đã trèo lên đỉnh núi cao nhất, dùng nỏ thần bắn 9 ông mặt trời rụng xuống, chỉ để là một mặt trời để soi sáng thế gian. Sau đó, người dân đã mến yêu và tôn kính vị anh hùng này.

Không lâu sau, Hậu Nghệ kết hôn với Hằng Nga – một cô gái xinh đẹp và tốt bụng. Một hôm, khi đang ở trên đỉnh núi Côn Lôn, Hậu Nghệ đã có cơ duyên gặp được Vương mẫu nương nương và nhận được thuốc trường sinh bất tử. Vương mẫu nói rằng: “Chỉ cần uống loại thuốc này vào, ngươi sẽ lập tức bay lên trời và sống cuộc sống thần tiên”.

Truyền thuyết gắn liền với Tết Trung thu
Vì không muốn xa người vợ của mình, Hậu Nghệ đã đưa thuốc cho Hằng Nga cất giữ

Nhưng vì không muốn xa người vợ của mình, chàng đã đưa thuốc cho Hằng Nga cất giữ. Việc này không may đã bị Bông Môn, học trò của Hậu Nghệ nhìn thấy và tính kế cướp thuốc thần khi thầy vắng nhà. Bị ép đến đường cùng, Hằng Nga đành uống hết thuốc vào bụng. Sau đó, cơ thể nàng bỗng nhẹ tênh, rời khỏi mặt đất và bay lên trời. Vì quá nhung nhớ chồng, Hằng Nga đã bay đến cung trăng – nơi gần trần gian nhất để nhìn ngắm chàng.

Hậu Nghệ trở về biết tin liền ngửa cổ lên trời gọi tên vợ, chàng bất ngờ phát hiện ra trăng hôm nay đặc biệt sáng và có thêm một hình bóng trông thật giống vợ mình. Thương vợ, chàng bèn sai người lập bàn hương, tế những món đồ Hằng Nga thích lên cung trăng. Từ đó, phong tục bái nguyệt vào đêm trăng sáng nhất dần được truyền đi trong nhân gian, trở thành Tết Trung thu ngày nay.

Bánh Trung Thu từng được dùng làm phong thư trong chiến tranh

Nghe nói vào cuối thế kỷ 14, khi mà chiến tranh giữa người Hán và quân Nguyên Mông cứ liên miên không dứt, các chiến sĩ đã nghĩ ra một cách cực kỳ thông minh để giữ liên lạc với gia đình. Họ đã giấu những bức mật thư vào trong… bánh trung thu! Do những chiếc bánh này được rao bán công khai khắp mọi nơi mỗi dịp thu về, khiến quân địch không mảy may nghi ngờ. Từ đó, mật thư được truyền tải một cách bí mật và chiếc bánh trung thu dần trở thành biểu tượng cho sự đoàn kết và sum vầy.

Tết Trung Thu
Để giữ liên lạc với gia đình, các người lính đã giấu mật thư vào bên trong bánh mỗi dịp lễ hội Trung thu

Sự thật về đèn lồng trung thu

Đèn lồng là một biểu tượng không thể thiếu trong đêm Tết Trung thu. Nhưng ít người biết rằng việc thắp đèn lồng ban đầu không phải để trang trí hay vui chơi ngày lễ. Trong thời cổ đại, đèn lồng được sử dụng để dẫn đường cho các vị thần và linh hồn tổ tiên về sum họp cùng gia đình vào đêm trung thu. Việc thắp đèn lồng cũng được xem là cách để xua đuổi tà ma, mang lại may mắn cho gia đình. Thời gian trôi đi, đèn lồng dần trở thành một món đồ chơi phổ biến cho trẻ em trong dịp Tết Trung thu.

Ý nghĩa của rước lồng đèn đêm Tết Trung thu
Rước đèn lồng giúp dẫn đường cho các vị thần và tổ tiên về sum họp cùng gia đình vào ngày Trung thu.

Vì sao bưởi luôn có mặt trong ngày Tết Trung thu?

Bưởi là một trong những loại trái cây không thể thiếu trong lễ hội Trung Thu của người Việt. Sự hiện diện của bưởi trong dịp lễ này không chỉ đơn thuần là một phần của mâm cỗ truyền thống, mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về văn hóa và phong tục.

Trước hết, bưởi được chọn vì nó chín vào đúng mùa thu, trùng với thời điểm diễn ra Tết Trung thu. Hơn nữa, trong tiếng Hán Việt, “bưởi” đồng âm với từ “phật”, có nghĩa là may mắn, phúc lộc. Người xưa tin rằng, việc bày bưởi trên mâm cỗ trung thu sẽ mang lại may mắn và bình an cho gia đình. Ngoài ra, hình dáng tròn trịa của quả bưởi cũng tượng trưng cho sự đoàn viên, sum vầy – đúng với tinh thần của ngày Tết Trung thu. Màu vàng tươi của vỏ bưởi còn gợi nhắc đến ánh trăng vàng rực rỡ của đêm rằm tháng Tám, tạo nên một hình ảnh đẹp và ý nghĩa trong không gian lễ hội trung thu truyền thống.

Ý nghĩa của bưởi trong mâm ngũ quả tết trung thu
Việc bày bưởi trên mâm cỗ trung thu sẽ mang lại may mắn và bình an cho gia đình.

Nguồn gốc thú vị của múa lân trong ngày Trung Thu

Bạn có biết tại sao chúng ta lại có truyền thống múa lân vào đêm Tết Trung thu không? Truyền thuyết xa xưa kể rằng, vào thuở khai thiên lập địa, có một con thú tên Lân vô cùng hung dữ và thường xuất hiện vào dịp trung thu để ăn thịt người. Để ngăn ngừa tai họa này, ông Địa đã nghĩ ra cách cho Lân ăn cỏ linh chi và thuần hóa được nó. Lân đã dần biến thành một con thú hiền lành, không còn quấy phá dân làng nữa.

Kể từ đó, hằng năm ông Địa lại dẫn Lân đi vui lễ hội Trung Thu với người dân và ban phước lành cho mọi nhà. Khi Lân xuất hiện ở đâu, ở đó tà ma bị loại trừ, dân hạnh phúc và đất đai màu mỡ. Ngày nay, khi xem múa Lân, mọi người thường thấy một ông bụng phệ, mang mặt nạ cười toe toét đi theo giỡn lân, giỡn khách xem múa. Đó chính là ông Địa hay Đức Phật Di Lặc hoá thân thành để chế ngự con lân.

Ông Địa dẫn lân vui tết trung thu
Hằng năm ông Địa dẫn Lân đi vui lễ hội Trung Thu với người dân và ban phước lành cho mọi nhà

Dù xã hội có thay đổi như thế nào, Tết Trung thu vẫn luôn giữ được vị trí đặc biệt trong trái tim người Việt, là dịp để mọi người sum vầy, thắt chặt tình cảm gia đình. Thông qua việc khám phá những sự thật thú vị về Tết Trung thu, Hupuna hy vọng mỗi chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ này.

Hupuna – Giải pháp nhận diện thương hiệu và đóng gói hàng thông minh

ĐẶT HÀNG NHANH


    This will close in 0 seconds

    Công ty cổ phần Hupuna Group