Trong số các phương pháp in ấn phổ biến như Offset, Flexo, in UV,…in lụa vẫn là một kỹ thuật được ưa chuộng và gìn giữ cho tới ngày hôm nay. Mỗi sản phẩm áo bạn mặc hay túi giấy bạn dùng đều tạo nên từ công nghệ in truyền thống này. Vậy ý nghĩa của tên gọi in lụa là gì? Đâu là ưu điểm khi sử dụng in lụa trên bề mặt giấy? Hãy cùng bài viết bên dưới tìm ra lời giải đáp thật chính xác nhé.

Giải thích chi tiết in lụa là gì?

Câu hỏi in lụa là gì? đang là một chủ đề nhận khá nhiều quan tâm từ mọi người. Theo đó, đây là phương pháp in đã tồn tại hàng ngàn năm và trải qua nhiều biến đổi để trở thành một trong những kỹ thuật in phổ biến nhất của ngành công nghiệp hiện đại.

in lụa là gì, in lụa trên giấy, gia công in lụa trên giấy, mực in lụa trên giấy
Khái niệm gia công in lụa trên giấy là gì và lịch sử ra đời.

In lụa lần đầu tiên được biết đến là vào thời Ai Cập cổ đại (khoảng 3000 trước Công nguyên), khi họ sử dụng tấm màng lụa hoặc da cá để in hình lên các bề mặt khác nhau. Nhưng công nghệ in chỉ thực sự trở nên phổ biến khi có sự ứng dụng trong văn hóa Á Đông, đặc biệt là ở Trung Quốc và Nhật Bản.

Ngày nay, màng lụa thường được làm bằng sợi tổng hợp như polyester thay vì sợi lụa tự nhiên. Điều này làm cho tấm lụa in bền và dễ quản lý hơn. Phần khung cũng được cải tiến với chất liệu khung gỗ hoặc khung kim loại, giúp định hình tốt hơn và rút ngắn thời gian thực hiện. Bạn có thể bắt gặp các hình in bằng phương pháp này trên từng chiếc áo thun, băng rôn, biển quảng cáo, nghệ thuật trang trí hay hộp quà tặng,…

Ưu điểm đặc biệt của gia công in lụa trên giấy là gì

Với riêng sản phẩm làm từ giấy, in lụa vừa giúp tạo hình thiết kế có màu sắc nét, rõ ràng vừa cho phép in với số lượng ít, giới hạn. In lụa trên giầy còn có mang lại một số lợi ích quan trọng khác như sau:

  • In trên nhiều loại giấy: In lụa có khả năng in trên nhiều loại giấy khác nhau, từ giấy mỏng đến giấy cứng, từ giấy trơn đến giấy nhám. Điều này cho phép bạn tạo ra các sản phẩm in có độ bền và lâu phai, mờ.
  • Màu sắc chính xác: Kỹ thuật in còn có khả năng tái tạo màu sắc rất chính xác. Bạn được thỏa sức sử dụng nhiều màu mực in lụa trên giấy như mong muốn và tạo nên các hình in bắt mắt.
  • Chất lượng cao: Hình ảnh in sắc nét và chất lượng cũng là ưu điểm của phương pháp này, đặc biệt là trong trường hợp cần in bản thiết kế có nhiều chi tiết hoặc vùng màu đậm, nhạt khác nhau.
  • Phù hợp với sản phẩm tùy chỉnh: Ưu điểm tiếp theo là khả năng tạo ra các sản phẩm tùy chỉnh như áo thun in hình, túi xách cá nhân hóa, tranh trang trí, hộp quà tặng,…
  • In theo số lượng nhỏ: In lụa thích hợp cho việc in trên các đơn đặt hàng có số lượng nhỏ từ vài chiếc đến vài chục, vài trăm chiếc. Nhờ đây, bạn sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí cho các doanh nghiệp và cho phép họ tạo ra các sản phẩm giới hạn theo sự kiện.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng việc in lụa trên giấy có một số hạn chế như giới hạn trong việc tái sử dụng khuôn mẫu cho từng màu sắc in và không phù hợp với yêu cầu in ấn hàng loạt.

Tổng hợp các bước thực hiện in lụa trên giấy

in lụa là gì, in lụa trên giấy, gia công in lụa trên giấy, mực in lụa trên giấy
Quy trình đầy đủ về các bước gia công in lụa trên giấy là gì?

Để tiếp tục bài viết, mời bạn tìm hiểu về từng bước cần và phải có để gia công in lụa trên giấy. Cụ thể, có các công đoạn chính như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị bản thiết kế: Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị hình ảnh hoặc thiết kế mà bạn muốn in lên giấy. Trong đó, mỗi màu sắc cần được chuyển thành các từng tấm film riêng biệt để phục vụ cho bước in ấn về sau.
  • Bước 2: Tạo tấm lụa in: Mỗi lớp màu sắc sẽ được in thông qua một tấm chuyển màu riêng biệt, thường được làm bằng chất liệu lụa, sợi vải bông hay kim loại.
  • Bước 3: Chuẩn bị bàn in và chọn mực: Bàn in thường có bề mặt phẳng và có thể điều chỉnh độ cao. Bạn cần lựa chọn nơi phẳng, thẳng và làm sạch bề mặt. Đồng thời, dựa theo chất liệu giấy sử dụng và hình ảnh thiết kế để lựa chọn mực in lụa trên giấy có độ bền tốt.
  • Bước 4: Thực hiện in: Dưới sự điều chỉnh của người thợ in, khung định hình và tấm lưới chuyển màu được đặt lên bề mặt giấy cần in. Sau đó, mực in được trải lên khuôn và dàn với một lực vừa đủ bằng thanh gạt.
  • Bước 5: Sấy khô và hoàn thiện: Sau khi in, bạn tiếp tục sấy sản phẩm dưới ánh nắng tự nhiên hoặc đèn nhân tạo cho tới khi khô hoàn toàn. Cuối cùng, hoàn thiện bằng cách cắt, gấp hoặc gia công thêm nếu cần.

Lưu ý rằng quá trình in lụa trên giấy cần người thợ có tay nghề cao và chính xác, tỉ mỉ trong từng chi tiết. Vậy hãy tham khảo ngay nhà xưởng sau đây khi bạn có nhu cầu đặt in ấn theo phương pháp in lụa này nhé.

Hupuna – Công ty chuyên cung cấp các sản phẩm in lụa chất lượng và báo giá tốt

in lụa là gì, in lụa trên giấy, gia công in lụa trên giấy, mực in lụa trên giấy
Giới thiệu cơ sở in ấn các sản phẩm giấy từ công nghệ in lụa.

Hupuna là công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực in lụa và tự tin để mang đến cho khách hàng những sản phẩm in đẹp mắt, chất lượng. Một số quyền lợi mà bạn nhận về khi lựa chọn chúng tôi bao gồm:

  • Sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên và thợ in có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực in lụa nên có khả năng thực hiện các mẫu thiết kế phức tạp.
  • Sử dụng các công cụ in lụa tiên tiến để sản phẩm in ấn của bạn thật đẹp và bền bỉ.
  • Khả năng ứng dụng phương pháp trên nhiều loại giấy như carton, kraft, couche, bristol,…nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
  • Báo giá hợp lý và cạnh tranh cho các sản phẩm in lụa của bạn.

Nếu bạn đang tìm kiếm một đối tác uy tín để thực hiện các dự án in, hãy liên hệ ngay với Hupuna. Chúng tôi hân hạnh hỗ trợ bạn trong việc thiết kế và sản xuất các sản phẩm in lụa độc đáo.

Kết lại, bài viết đã gửi tới bạn đọc phần giải đáp chi tiết cho câu hỏi in lụa là gì? Đâu là ưu điểm của gia công in lụa trên giấy? Đồng thời, tôi cũng giới thiệu tới mọi người một địa chỉ uy tín để đặt in các sản phẩm của riêng mình. Rất hy vọng được đồng hành và hợp tác cùng tất cả quý khách hàng.

>>> Có thể bạn quan tâm: In Metalize là gì? Lợi ích và ứng dụng của in Metalize

ĐẶT HÀNG NHANH


    This will close in 0 seconds

    Công ty cổ phần Hupuna Group